Điều này có nghĩa là Trung Quốc có những bước đi nhỏ lẻ trong thời gian dài, mà không bước đi nào quá mạnh đến mức kích động một cuộc khủng hoảng, ông Del Rosario được tờ Philstar trích dẫn.
Nhưng khi kết hợp hết những bước nhỏ này lại, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm từng bước củng cố quyền kiểm soát trên Biển Đông là rõ ràng.
Trung Quốc mở rộng quy mô lực lượng Hải quân và đang chế tạo tàu sân bay thứ 2. Ảnh: Reuters |
Các quan chức quân sự Trung Quốc vẫn gọi kế hoạch xâm chiếm từng phần này là “chiến lược cải bắp”, với mục tiêu bị chiếm đóng giống như một cây cải bắp, với từng lớp lá bao quanh cứ dày dần lên, ông Del Rosario khẳng định.
Theo phó giáo sư Andrew S. Erickson, đến từ Đại học chiến tranh hải quân Mỹ, trên bình diện rộng hơn, hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, tăng cường hiện diện trên Biển Đông cùng những tuyên bố chính thức kèm theo của nước này, là minh chứng cho những quan ngại của quốc tế rằng, một khi Trung Quốc thấy mình đủ mạnh, họ sẽ những hành động quyết liệt và nguy hiểm hơn.
Bắc Kinh có thể từ bỏ những tuyên bố và hành động kiềm chế trước đây, bắt nạt những nước láng giềng nhỏ hơn, công khai hoặc bí mật đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, và tìm cách thay đổi hoặc phớt lờ các quy tắc quốc tế.
Mọi bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông đều có tính toán kỹ lưỡng (Ảnh: NI) |
Trong bối cảnh liên quan, ngày 2/8, hãng tin ABS-CBN News (Philippines) đưa tin Đại tá Restituto Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhất trí yêu cầu Trung Quốc ngừng thực hiện chiến lược “dùng sức mạnh trấn áp pháp quyền” trong vấn đề tranh chấp biển Đông.
Người phát ngôn nhấn mạnh khi các quốc gia đều nói như nhau, Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ phải 'ngồi lại' và xây dựng quan điểm tuân thủ luật pháp như các nước mong mỏi.
Trước đó, ngày 1/8, Trung Quốc đã kế thúc cuộc tập trận 'khủng' kéo dài 10 ngày trên Biển Đông (từ 23/7 đến 1/8).
Trong cuộc tập trận này, Trung Quốc đã điều động hàng trăm tàu chiến, tên lửa và bắn đạn thật. Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái này là cách Trung Quốc 'đánh tiếng' với các nước láng giềng và nhiều nước đang thực hiện cái mà nước này gọi là 'can dự vào Biển Đông'.
Trang Ly (T/h)
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất hàng ngày, Tại đây.
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 2/8: 9.000 tàu cá của Trung Quốc ào ạt xuống Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 1/8: Trung Quốc tố Mỹ chia rẽ Bắc Kinh với các nước láng giềng
- 9 sách lược Mỹ cần có để chặn Trung Quốc làm càn tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 31/7: Độc chiếm Biển Đông - Bước đệm để thống trị châu Á của Trung Quốc