Mỹ cho hay Trung Quốc đã bồi đắp hơn 800 ha tại 5 tiền đồn ở Biển Đông, trong đó có hơn 600 ha chỉ từ đầu năm nay.
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo đảo chữ thập trên Biển Đông. |
Trước hành động ngang ngược đơn phương này, dư luận quốc tế đồng loạt lên án Trung Quốc về vấn đề Biển Đông:
Úc
Ngày 4/6, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã gia tăng lập trường của nước này trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cảnh báo rằng chính phủ Úc lên án nỗ lực của bất kỳ nước nào nhằm mở rộng lãnh thổ trong khu vực tranh chấp.
Thủ tướng Úc Tony Abbott. Ảnh AFP |
“Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực đó nhưng chúng tôi lên án bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào về nguyên trạng”, Thủ tướng Tony Abott nói.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng quốc phòng Úc Kevin Andrews cũng kêu gọi chấm dứt cải tạo đất tại Biển Đông.
“Úc đã thể hiện rõ sự phản đối đối với bất kỳ hành động đơn phương hoặc ép buộc nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông hoặc Hoa Đông”, ông Andrews nói.
Mỹ
Phát biểu tại Đối thoại Shangri La lần thứ 14, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ahston Carter khẳng định Mỹ có quyền can dự vào Biển Đông đồng thời lên án mạnh mẽ các hành động gây hấn, đe dọa an ninh an toàn ở vùng biển này.
Tàu chiến hiện đại của Mỹ sẽ gia tăng tuần tra trên Biển Đông chống Trung Quốc. |
Để gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ có thể hỗ trợ cho Philippines, đồng minh duy nhất liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông để thay đổi chiếc lược quân sự. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản và Australia, Philippines có thể thiết lập khả năng Chống tiếp cận, chống thâm nhập khu vực (A2/AD).
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đã đề xuất chính quyền Tổng thống Barack Obama rót hàng trăm triệu USD giúp huấn luyện và trang bị cho lực lượng vũ trang các nước Đông Nam Á.
Ấn Độ
"Đối với Ấn Độ, tự do hàng hải trên biển luôn luôn quan trọng vì lịch sử của chúng tôi được định hình bởi sự trao đổi hàng hóa liên lục trên biển và sự qua lại của người dân giữa các vùng biển và các quốc gia khác tại châu Á và châu Phi", Thủ tướng Ấn Độ Singh nói.
Ấn Độ luôn phản đối sự đe dọa hoặc đơn phương sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải, vì điều đó có thể làm gián đoạn các hoạt động thương mại thông thường, đe dọa sự ổn định kinh tế của tất cả các quốc gia vốn phụ thuộc vào thương mại hàng hải, ông Singh nhấn mạnh.
Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (EU) thống nhất quan điểm với Mỹ về cam kết bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông. Pháp sẽ hành động một khi Trung Quốc vượt ranh giới.
Nhật Bản, Philippines
Ngày 3/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ca ngợi mối quan hệ sâu sắc giữa Nhật Bản và Philippines trong bối cảnh cả hai nước đều đang lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông làm bàn đạp cho tham vọng độc chiếm khu vực này.
Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines để củng cố khả năng tuần tra quanh các khu vực thuộc chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Nhật Bản có thể tuần tra trên Biển Đông. |
Singapore
Trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Singapore lên tiếng quan ngại trước những hành động đơn phương của TQ như cải tạo đảo, lập tiền đồn ở Biển Đông.
Giữa lúc căng thẳng gia tăng ở châu Á xung quanh việc TQ trái phép lập các đảo nhân tạo ở Biển Đông, ông Lý Hiển Long thúc giục TQ và ASEAN thương thảo và ký kết bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông càng sớm càng tốt để góp phần làm dịu căng thẳng.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 15/6: Trung Quốc đang ngày càng thể hiện rõ tinh thần 'dân tộc cực đoan'
- Biển Đông hôm nay 12/6: Trung Quốc 'ủ mưu' chiếm Biển Đông từ 30 năm trước
- Mỹ: 5 cách chặn đứng âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc
- Nhà Trắng: Biển Đông "tối quan trọng" đối với an ninh Mỹ và kinh tế toàn cầu