"Trung Quốc khẳng định tuyên bố bằng cải tạo đất quy mô lớn, điều động lực lượng bán quân sự hoặc quân sự, khiến nhiều nước láng giềng cảm thấy bị đe dọa, là không phù hợp với kiểu khu vực tôi cùng các bạn muốn sinh sống", ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, phát biểu hôm 3/5 tại hội thảo do Trung tâm Chiến lược & Nghiên cứu Quốc tế và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc tổ chức.
Ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á. Ảnh EPA |
Ông Russel đồng thời phản đối các dự án cải tạo đảo của Trung Quốc đang triển khai tại vùng biển nước này đòi chủ quyền trên Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia láng giềng như Việt Nam và Philippines, nhằm củng cố yêu sách ở khu vực này.
Theo ông Russel, hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh làm dấy nên câu hỏi "Trung Quốc muốn trở thành kiểu cường quốc gì?" khi luôn khiến các nước láng giềng cảm thấy luôn bị đe dọa.
Hình ảnh Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trái phép tại Biển Đông. |
Không chỉ Mỹ mà rất nhiều quốc gia khác quan ngại sâu sắc vấn đề Trung Quốc cải tạo đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Thủ tướng Úc Tony Abbott đã gia tăng lập trường của nước này trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cảnh báo rằng chính phủ Úc lên án nỗ lực của bất kỳ nước nào nhằm mở rộng lãnh thổ trong khu vực tranh chấp.
Ngoài ra, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) cũng đồng loạt lên tiếng hành động sai trái của Trung Quốc.
Seoul hy vọng các nước liên quan sẽ thực hiện "đầy đủ và hiệu quả" Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thỏa thuận được Trumg Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký năm 2002.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 5/6: Quốc tế giận dữ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc
- 'Hải quân Việt Nam như 'Hổ mọc thêm cánh' khi mua tàu của Nga'
- Biển Đông ngày 4/6: Mỹ trang bị vũ trang cho Đông Nam Á đối phó Trung Quốc
- Tổng thống Obama: Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động sai trái trên biển Đông