Cần có chế tài mạnh xử lý người sản xuất và bán phân bón giả

(Ngày Nay) - Liên quan đến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang hoành hành trên thị trường, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, cần có chế tài mạnh với quy định xử lý kẻ sản xuất và bán phân bón giả phải chịu tội như nhau thì mới có thể chặn được nạn phân bón giả.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, để chấn chỉnh thị trường, Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Quốc hội cần sớm ban hành Pháp lệnh về phân bón, không để cho tình trạng phân bón dởm, giả làm hại bà con nông dân và ngành nông nghiệp Việt Nam như hiện nay.

Theo ông Thúy, hiện Việt Nam đã có Luật về hóa chất, luật về hàng tiêu dùng nên với thị trường phân bón, việc có Pháp lệnh về phân bón nhằm xử lý kịp thời các hành vi gian lận, làm giả phân bón đang diễn biến ngày càng phức tạp. “Nếu làm phân bón giả mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính như hiện nay thì ai cũng không sợ. Nếu không có biện pháp mạnh, không tiêu diệt thì nạn làm phân bón giả sẽ vẫn tồn tại mãi”, ông Thúy nói.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thị trường phân bón hiện trong tình trạng hỗn loạn và cần lập lại trật tự. Với phân bón có 3 khâu từ sản xuất, lưu thông và sử dụng trên thị trường. Lâu nay chúng ta mới nói nhiều đến tình trạng bát nháo trong sản xuất phân bón của các doanh nghiệp trong khi không đề cập đến việc tiếp tay bán phân bón giả của các đại lý.

Cũng theo ông Thúy, bên cạnh việc quản lý chặt việc cấp phép, cần chấn chỉnh cả hệ thống bán hàng với những quy định về việc đại lý cũng phải chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm bán ra. Điều này là cần thiết do phân bón giả bán ra, đại lý có biết không? Đương nhiên họ biết. Vì vậy, cần có chế tài mạnh với quy định xử lý kẻ sản xuất và bán phân bón giả phải chịu tội như nhau thì mới có thể chặn được nạn phân bón giả.

“Cần nghiêm túc thực hiện việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm, không để tình trạng “trên bảo dưới không nghe” hoặc “để lâu cứt trâu hóa bùn” như các vụ việc thời gian qua. Vụ phân bón Thuận Phong là trường hợp điển hình khi kéo dài hơn 2 năm đến nay chưa giải quyết được, thậm chí quá hạn 3 tháng so với thời gian Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu” đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề xuất và cho rằng cần tổng điều tra toàn bộ thị trường phân bón để có nhìn nhận đúng về tình hình hiện nay.

Theo Tiền Phong
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.