Cấp đông thịt lợn, giải pháp lâu dài cho dịch tả lợn?

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan, việc cấp đông thịt lợn nhằm ổn định cung cầu của mặt hàng này được xem là giải pháp hữu hiệu ở thời điểm hiện tại.
Cấp đông thịt lợn, giải pháp lâu dài cho dịch tả lợn?

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan, việc cấp đông thịt lợn nhằm ổn định cung cầu của mặt hàng này được xem là giải pháp hữu hiệu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, bàn về tính khả thi giải pháp này đang gặp phải một số “điểm nghẽn”.    

Không nên chọn giải pháp nhập khẩu

Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.068 xã, 413 huyện của 55/63 tỉnh, thành phố, số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 2,5 triệu con với trọng lượng xấp xỉ 150.000 tấn. Thời gian qua đã có 56 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày. Tuy nhiên sau đó, một số nơi dịch bệnh lại bùng phát trở lại, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung cấp thịt lợn.

Đối với người tiêu dùng Việt, thịt lợn là một trong những sản phẩm tiêu dùng chính. Khi nguồn cung thiếu hụt, người dân có xu hướng chuyển sang các sản phẩm tiêu dùng thay thế khác như thịt bò, thịt trâu, thịt gia cầm và hải sản.

cap dong thit lon, giai phap lau dai cho dich ta lon? hinh 1
Các chuyên gia nêu giải pháp để đảm bảo nguồn cung thịt lợn lâu dài cần thực hiện chủ trương cấp đông.

Tuy nhiên, các sản phẩm thay thế kể trên có giá cả tương đối cao nên trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát như hiện nay giải pháp nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những giải pháp để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân. Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy, 4 tháng đầu năm nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo đạt 23,58 triệu USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ. Đây là mức tăng kỷ lục sau khi Việt Nam xuất hiện dịch tả heo châu Phi.

Theo khảo sát, việc nhập khẩu thịt lợn trước kia đa số phục vụ cho chế biến công nghiệp, nhưng ở thời điểm hiện tại, nhập khẩu tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng. Hiện trên thị trường, nhiều sản phẩm thịt heo từ Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Canada và các thị trường khác có giá khá hấp dẫn, thậm chí thấp hơn hàng Việt.

Mức giá dao động cho các sản phẩm này chỉ 80.000 - 120.000 đồng/kg. Điển hình như sườn heo Canada giá chỉ 90.000 đồng/kg, thấp hơn hàng Việt 40.000 đồng; tim heo, nạc dăm heo Tây Ban Nha giá chỉ bằng một nửa so với hàng Việt.

Không phủ nhận ưu điểm của mặt hàng nhập khẩu này có chất lượng ổn định và giá cả kiểm soát tương đối tốt, tuy nhiên, ông Lưu Đức Khải, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra cảnh báo: “Nhập khẩu không được tính toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với thị trường và sản xuất trong nước”.

Ông Lưu Đức Khải phân tích thêm, nhập khẩu tiêu dùng như vậy ảnh hưởng đến cung cầu. Việc tăng nhập khẩu trong thời gian ngắn sẽ làm cho giá cả tăng lên và thực tế nó đã tăng so với thời điểm trước. Mặt khác, nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại xuất nhập khẩu trong nước bởi lẽ ngành chăn nuôi lợn vốn dĩ thặng dư thương mại âm, tức là chúng ta đang xuất khẩu ít hơn nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT: “Nhập khẩu đương nhiên là có tác động không tích cực bởi lẽ sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện khó khăn nhất là vấn đề thị trường, vì thế  nhập khẩu sẽ mất ngay thị trường, ảnh hưởng không tốt đến người chăn nuôi trong nước”.

Việt Nam là nước nông nghiệp, năng lực ngành chăn nuôi  mạnh thịt lợn thiếu thì có giải pháp đắp từ các sản phẩm khác như thịt gia cầm, trứng gia cầm, thịt và sữa gia súc ăn cỏ, hải sản không nên nghĩ đến nhập khẩu. Ngành chăn nuôi khuyến cáo: Chúng ta không hề thiếu thực phẩm, hãy tự cân đối bằng chính khả năng của mình.

Theo VOV
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.