Theo đó, các đại diện từ Châu Âu cho rằng đây là một thỏa thuận tích cực, miễn là Iran vẫn tuân thủ theo các quy tắc.
Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Gerard Araud |
"Chúng tôi đồng ý rằng sự sụp đổ của thỏa thuận này sẽ là một mất mát lớn", David O'Sullivan, phái viên của Liên minh châu Âu tại Washington, cho biết tại một cuộc thảo luận của Hội đồng Đại Tây Dương.
Đại sứ Đức Peter Wittig cũng khẳng định rằng bất cứ ai ủng hộ việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân của Iran nên xem xét "những vấn đề lớn hơn", bao gồm cả nguy cơ Iran sẽ tiếp tục phát triển hạt nhân, làm tăng nguy cơ cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong một khu vực vốn không ổn định và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân.
"Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, thông điệp mà Triều Tiên nhận ra sẽ là gì? Nó sẽ gửi thông điệp rằng ngoại giao không đáng tin cậy, không thể tin tưởng vào các thoả thuận ngoại giao. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến tôi, sự tín nhiệm của chúng tôi ở phương Tây, khi chúng tôi không tôn trọng một thỏa thuận mà Iran không vi phạm", ông Wittig khẳng định
Nếu Washington rút khỏi thỏa thuận này, các đại sứ cho biết họ sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ bất kỳ công ty nào có trụ sở tại Châu Âu tiếp tục hợp tác với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đại sứ Anh, ông Kim Darroch, đã giải thích lý do tại sao Anh ủng hộ thỏa thuận hạt nhân, coi nó là vấn đề an ninh quốc gia. Ông nói, "Miễn là người Iran tiếp tục tuân thủ nó, theo quan điểm của IAEA, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nó”.
Đại sứ Pháp Gerard Araud cũng lưu ý rằng các nước khác ký hiệp ước như Nga, Trung Quốc và Iran đã làm rõ rằng họ không ủng hộ việc thương lượng lại.
Theo Reuters