Tính đến nay, cáo buộc của ông Trump vẫn chưa được củng cố bởi bất cứ bằng chứng cụ thể nào. Ban đầu, người phát ngôn của ông Trump, cựu Giám đốc tình báo Mỹ James Clapper, đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. Nhưng ông Trump, thông qua thư ký Nhà Trắng Sean Spicer, đã thúc giục Quốc hội điều tra vụ việc này.
FBI nói gì?
Giám đốc FBI James Comey trong hôm đầu tuần qua cũng bác bỏ cáo buộc trên và yêu cầu Bộ Tư pháp hành động tương tự. Lần lượt các tờ báo New York Times và NBC đã dẫn lời nhiều quan chức cho hay, ông Comey tin rằng không có bằng chứng nào để củng cố lời cáo buộc của Tổng thống Trump.
Tuyên bố của Trump được đưa ra trong bối cảnh các Ủy ban Tình báo của cả Thượng viện và Hạ viện đang điều tra về khả năng Nga can thiệp tiến trình bầu cử năm 2016. Họ đã cam kết sẽ mở rộng cuộc điều tra, thực hiện đối với cả hai đảng, và sẽ không ngần ngại tìm hiểu mối liên hệ có thể tồn tại giữa ông Trump và Điện Kremlin, cùng như các “hoạt động mạng” của Nga.
Cả hai Ủy ban đều thừa nhận rằng đây sẽ là một cuộc điều tra rất tốn thời gian của họ.
Cách thức ra chỉ thị nghe lén
Trong hôm đầu tuần, Tổng thống Trump cùng đội ngũ của mình vẫn chưa thể đưa ra bằng chứng cho thấy điện thoại của ông tại Trump Tower, New York bị nghe lén trong khi ông Clapper bác bỏ cáo buộc cho rằng Obama đã chỉ thị vụ nghe lén này. Phát biểu với hãng NBC, ông Clapper khẳng định rằng, nếu như có “một chỉ thị từ tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài (Fisa)” thì ông chắc chắn sẽ được thông báo.
Về phần mình, đội ngũ của ông Obama đã bác bỏ thẳng thừng mọi cáo buộc, nói rằng đoạn tweet của ông Trump “đơn giản là sai lầm”. Họ khẳng định rằng nếu có một chỉ thị nghe lén như vậy, thì nó chắc chắn phải được đưa ra từ phía Bộ Tư pháp, và hoàn toàn độc lập với phía Nhà Trắng.
Cựu thư ký Nhà Trắng Josh Earnest nói với hãng tin ABC rằng: “Tổng thống Mỹ không có thẩm quyền để đơn phương đưa ra chỉ thị nghe lén nhằm vào một công dân Mỹ. Nếu như FBI quyết định sử dụng quyền được nghe lén của mình để hoạt động phản gián hay điều tra tội phạm”.
Vị quan chức cũng cho hay, để đưa ra chỉ thị như trên thì cả các nhà điều tra FBI và các quan chức phía Bộ Tư pháp cần phải đệ trình vụ việc lên một tòa án liên bang và phải nêu rõ lý do hợp lý để sử dụng quyền được nghe lén nhằm phục vụ điều tra.
Như vậy, cách duy nhất để ông Obama có thể đưa ra chỉ thị theo dõi hay nghe lén một ai đó mà không thông qua Fisa là trong trường hợp không có công dân Mỹ nào bị ảnh hưởng. Và trong trường hợp cụ thể ở đây là tại Trump Tower, nơi có sự hiện diện của rất nhiều công dân Mỹ - thì điều này là không thể.
Tòa án quyền lực nhất nước Mỹ
Theo giới truyền thông Mỹ, Tòa án Fisa có thể được xem là “tòa án quyền lực nhất mà người ta từng biết đến”. Tòa án bí mật này có trách nhiệm thông qua các trát theo dõi theo chỉ thị của Fisa đối với “các điệp viên của các cường quốc nước ngoài”, được FBI và NSA thực hiện.
Mới đây nhất thì mục tiêu theo dõi của Fisa chính là 2 ngân hàng của Nga, và lệnh theo dõi này cần phải nhận được sự thông qua của 11 vị thẩm phán của Tòa án Fisa.
Việc Tổng thống Trump đưa ra lời cáo buộc ghê gớm đối với người tiền nhiệm Obama được cho là bắt nguồn từ một bài viết đăng tải trên trang Breibart hôm thứ Sáu tuần trước, trong đó có đề cập tới việc chính quyền Obama đã tìm cách nghe lén và theo dõi chiến dịch của ông Trump.
Hiện vẫn chưa rõ hãng tin này đã lấy nguồn tin từ đâu, trong khi chưa có bất kỳ một cấp chính quyền nào ở Mỹ xác nhận thông tin này.
Thế nhưng, chỉ một ngày sau khi bài viết trên được đăng tải, Tổng thống Trump đã lập tức đưa ra hàng loạt các đoạn tweet trên mạng xã hội, cáo buộc người tiền nhiệm nghe lén. Ông cũng không đề cập tới các báo cáo tình báo từng được công bố trước đó.