Abenomics là sự kết hợp giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng và chiến lược tăng trưởng được cựu Thủ tướng Abe Shinzo triển khai vào năm 2013. Chinh sách này đã giúp giá cổ phiếu và lợi nhuận doanh nghiệp tăng vọt sau đó, nhưng một cuộc khảo sát của chính phủ được công bố vào đầu năm nay cho thấy các hộ gia đình hầu như không được hưởng lợi.
Lưu ý đến những sai sót của Abenomics, các ứng cử viên như Bộ trưởng Cải cách hành chính Kono Taro và cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio, đã cam kết tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy sự thịnh vượng của các hộ gia đình.
"Điều quan trọng là mang lại lợi ích của tăng trưởng kinh tế cho nhiều người hơn", ông Kishida tuyên bố hôm thứ Năm. "Chúng ta phải tạo ra một chu kỳ tăng trưởng và phân phối ảo."
Tuy nhiên, các ứng cử viên vẫn chưa biết rõ chi tiết về cách thực hiện điều này với bộ công cụ chính sách kinh tế của Nhật Bản vốn đã cạn kiệt sau nhiều năm kích thích tài chính và tiền tệ lớn.
Trong khi đó, ông Kono kêu gọi hỗ trợ cho các công ty tăng lương bằng cách cắt giảm thuế doanh nghiệp, trong khi ông Kishida muốn mở rộng tầng lớp trung lưu của Nhật Bản với các khoản chi trả có mục tiêu cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu lãnh đạo LDP vào ngày 29/9 tới đây sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.
Quốc hội được dự kiến sẽ triệu tập vào ngày 4/10 để bỏ phiếu bầu người kế nhiệm Thủ tướng Suga Yoshihide, người đã thông báo quyết định từ chức chưa đầy một năm sau khi lên nắm quyền.
Một cuộc khảo sát của chính phủ, được thực hiện 5 năm một lần và được công bố vào tháng 2 vừa qua, đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng về các xu hướng bất bình đẳng dưới thời của chính quyền Abe.
Nagai Shigeto, người đứng đầu bộ phận kinh tế Nhật Bản của công ty Oxford Economics, cho biết cuộc khảo sát chỉ ra "sự thất bại rõ ràng của Abenomics trong việc thúc đẩy sự giàu có của hộ gia đình thông qua tăng giá tài sản."
Tài sản trung bình của các hộ gia đình giảm 3,5% từ năm 2014 đến năm 2019, chỉ có 10% những người giàu nhất được hưởng lợi.
Cuộc khảo sát cho thấy, các hộ gia đình Nhật Bản không được hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán, với số dư tài sản tài chính của họ giảm 8,1% trong 5 năm kể từ năm 2014.
“Chúng tôi cho rằng tân Thủ tướng sẽ cần phải xem xét những thất bại của Abenomics và nhận ra lầm tưởng rằng các chính sách giảm nhẹ dựa trên nới lỏng tiền tệ sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề của Nhật Bản nếu không giải quyết các vấn đề cơ cấu đặc hữu", chuyên gia Nagai nhận định.