Tình hình bầu cử tại Nhật Bản bước vào giai đoạn nước rút

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày 23-26/9, cả 4 ứng cử viên tranh cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản sẽ tham gia các cuộc tranh luận trực tuyến, trả lời các câu hỏi từ người dân, cũng như trao đổi ý kiến với các bộ ngành, tổ chức địa phương. 
Tình hình bầu cử tại Nhật Bản bước vào giai đoạn nước rút

Cuộc đua vào chức chủ tịch LDP đã dần đi vào nửa sau với cơ hội chia đều cho cả 4 ứng cử viên gồm cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi và quyền Tổng Thư ký điều hành LDP Seiko Noda.

Sau các cuộc tranh luận về chính sách đối nội, đối ngoại và an ninh trên truyền hình vừa qua, từ ngày 23/9, các ứng cử viên sẽ có các buổi tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến. Mỗi ứng cử viên đều lựa chọn cách thức khác nhau nhưng đều có mục tiêu chung là cố gắng thu hút sự ủng hộ nhiều nhất có thể từ các đảng viên LDP.

Ứng cử viên Kono đang cố gắng tận dụng thế mạnh có lượng người theo dõi lớn trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, để có thể sẽ giành thêm các lá phiếu từ các đảng viên thường trong LDP. Qua đó hướng tới mục tiêu giành được chiến thắng với trên 50% số phiếu ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.

Ứng cử viên Kishida đang có lợi thế khi nhận được sự ủng hộ khá lớn của các đảng viên nghị sĩ trong LDP. Ngoài phái Kochikai do chính ông lãnh đạo, ông Kishida còn nhận được sự hậu thuẫn của nhiều thành viên trong phái Hosoda với thủ lĩnh thực tế là cựu Thủ tướng Abe Shinzo và phái Aso do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso đứng đầu. Tuy nhiên để giành được chiến thắng, ông Kishida một mặt phải củng cố vững chắc sự ủng hộ này, mặt khác sẽ mở rộng thu hút sự quan tâm của các đảng viên thường.

Là một trong 2 ứng cử viên nữ, ứng cử viên Takaichi nhận được sự hậu thuẫn khá khiêm tốn từ nội bộ đảng khi mới có cựu Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố công khai ủng hộ. Do đó, mục tiêu của bà Takaichi là mở rộng hơn nữa sự ủng hộ của các đảng viên nghị sĩ của phái khác hiện chưa thể hiện rõ lập trường đối với ứng cử viên nào.

Trong khi đó, ứng cử viên Noda tuy chỉ đăng ký tranh cử ở thời điểm hạn chót nhưng đã rất tích cực xuất hiện trên truyền thông với các phát biểu làm rõ cương lĩnh tranh cử của mình. Bên cạnh số đảng viên nghị sĩ đã công khai ủng hộ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tranh cử, bà Noda phải nỗ lực thu hút các lá phiếu của cả các đảng viên nghị sĩ và đảng viên thường.

Với các mục tiêu trên, 4 ứng cử viên sẽ bước vào giai đoạn nước rút với việc tham gia tranh luận chính sách trực tuyến, trả lời các câu hỏi từ người dân. Chủ đề trọng tâm của ngày 23/9 là chính sách ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp tài chính kinh tế, đặc biệt là cho giai đoạn hậu COVID-19.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.