Chuyện nữ doanh nhân ‘náo động’ thị trường hàng không thế giới

(Ngày Nay) -Người phụ nữ nhỏ nhắn, xinh xắn, đầy bản lĩnh, tự tin sánh vai cùng Lãnh đạo tập đoàn lớn toàn cầu, đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande, đặt bút ký vào những bản hợp đồng lịch sử có cái tên đẹp như người: Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet, người được các phi công nước ngoài trìu mến gọi là “Princess" còn các ông trùm sản xuất máy bay từ Airbus tới Boeing rất nể trọng…

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Chuyện 1: Thay đổi thị trường – kiến tạo một tương lai trên không trung

Thuộc thế hệ doanh nhân trưởng thành từ môi trường kinh doanh Nga và Đông Âu, nữ doanh nhân kín tiếng Nguyễn Thị Phương Thảo đã tạo dựng uy tín trên thị trường bằng tham vọng, sự tự tin và quan trọng hơn cả là năng lực chiến lược và điều hành vượt trội nhiều doanh nhân cùng thế hệ.

Là CEO nữ hiếm hoi của ngành, bà Thảo được nhìn nhận là người đang “làm thay đổi thị trường hàng không”.

Kể từ khi “cất cánh” vào năm 2011, đến nay sau 5 năm, sự thay đổi lớn nhất mà bà Thảo tạo ra được trên thị trường là hiện thực hoá “giấc mơ” mọi người đều có thể tiếp cận với dịch vụ hàng không hiện đại. Theo thống kê chưa đầy đủ có tới 30% hành khách của Vietjet trong số 30 triệu hành khách đã chọn bay cùng hãng hàng không này là hành khách lần đầu được đi máy bay.

Vietjet hiện có một đội tàu bay 40 chiếc Airbus A320 và A321, vận hành trên 53 đường bay trong đó có 36 đường bay trong nước và 17 đường bay quốc tế, theo công bố của hãng này. Trung bình cứ hơn một tháng thì hãng mở ra một đường bay mới và mỗi ngày, hãng vận hành trên 300 chuyến bay. Trên thị trường nội địa, Vietjet đang chiếm hơn 40% thị phần.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không, Vietjet còn tạo ra nhu cầu di chuyển bằng việc mở các đường bay giữa các thành phố nhỏ, như giữa Đà Nẵng và Cần Thơ, hay giữa Hải Phòng và Đà Lạt “tạo ra hành khách chứ không lấy hành khách của người khác”.

 Chuyện nữ doanh nhân ‘náo động’ thị trường hàng không thế giới ảnh 1Bà Thảo trên một chuyến bay cùng hành khách Vietjet

Vietjet đã thực hiện một “cuộc cách mạng trong ngành hàng không”, viết lên “câu chuyện cổ tích có thật” bằng những con số rất thuyết phục: có lợi nhuận ngay từ năm thứ hai hoạt động, doanh thu năm thứ 5 gấp 3 lần năm thứ 3, hơn 90% khách hàng thường xuyên quay lại sử dụng dịch vụ. Các sân bay địa phương trở nên tấp nập hơn với những chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietjet.

Vietjet đem đến sự thay đổi rõ nét cho thị trường hàng không kéo theo sự đổi mới tích cực của các hãng hàng không khác. Cùng với hạ tầng được nâng cấp, không ngừng hiện đại hóa, hàng không Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế với khu vực và thế giới.

Trên thế giới, Vietjet trở thành hình ảnh của một Việt Nam đổi mới, một hãng hàng không hiện đại, sáng tạo, thân thiện, vui vẻ.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển sau 5 năm, bà Thảo cho biết tiếp tục phát triển mô hình hàng không thế hệ mới, “lai” giữa giá rẻ và truyền thống, vận hành chi phí thấp, chất lượng high – class”, đồng thời “kiến tạo một tương lai trên không”, đón đầu xu thế “thương mại điện tử và hàng không chi phí thấp sẽ cùng nhau bùng nổ”.

“ Chúng tôi tin tưởng rằng có một tương lai trên không trung và Vietjet đang hướng tới tạo lập những giá trị tốt đẹp cho một tương lai đó bằng việc tiếp tục thực hiện những thay đổi mới mang tính cách mạng trong dịch vụ và vận hành hàng không, đưa dịch vụ hàng không trở nên phổ cập hơn với tất cả mọi người, nỗ lực tạo ra những thị trường mới, cùng nhau bay tới tương lai”, Ceo Vietjet tự tin hoạch định.

Chuyện 2: “Cả tôi và ngài Tổng thống đều đang chờ đợi bà”

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 9 vừa rồi, Tổng thống Pháp Francois Hollande được thông báo sẽ có sự kiện ký kết đặt mua tàu bay. Thế nhưng, trước lễ ký kết, Vietjet và Airbus vẫn miệt mài đàm phán. Lúc này, bà Thảo bỗng nhận được một cú điện thoại. Phía bên kia đầu dây là ông Jean - Noel Poirier, đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông này nhắc khéo rằng “cả tôi và ngài tổng thống đều đang chờ đợi bà.”

 Bà Thảo không tiết lộ chi tiết đàm phán sau cú điện thoại này, chỉ biết, tại lễ ký, trong chiếc áo dài vàng nổi bật, tinh tế và nụ cười như “mùa thu toả nắng”, bà Thảo trở thành tâm điểm giữa những người đàn ông quyền lực.

Trước đó, cũng trong sự kiện gây chú ý với truyền thông toàn cầu – chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người phụ nữ Hà Thành này xuất hiện trong lễ ký kết đặt mua 100 tàu bay của hãng Boeing với màu áo dài đỏ thắm như màu cờ tổ quốc. Ít người biết rằng, trước lễ ký kết đích thân bà Thảo ngồi đàm phán hợp đồng suốt cả đêm.

 Chuyện nữ doanh nhân ‘náo động’ thị trường hàng không thế giới ảnh 2Tổng thống Mỹ cùng Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang chứng kiến lễ ký kết bản hợp đồng đặt mua tàu bay giữa giữa Vietjet và Boeing - bản hợp đồng lịch sử, làm thay đổi cục diện quan hệ thương mại Việt Mỹ.

“Nghiêng cánh” phục vụ một hãng hàng không tư nhân Việt Nam, các hợp đồng đều được ký trong các sự kiện ngoại giao, đánh dấu mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các bên, cả hai ông trùm sản xuất tàu bay đều ngầm thừa nhận với truyền thông, người phụ nữ Việt Nam bé nhỏ này “có bàn tay sắt bọc nhung” và rất giỏi về đàm phán.

Vì thế, dù đang là “tân binh” trên thị trường, Vietjet đã bổ sung cho ngành hàng không Việt Nam một đội bay hùng mạnh, tầm vóc trên khu vực và thế giới với  trên 300- 400 tàu bay. Với đội tàu bay này ngành hàng không Việt Nam thực sự trở thành 1 thế lực, sẽ có tiếng nói, có sức ảnh hưởng trên thị trường, từng bước “vẽ lại” bản đồ hàng không quốc tế.

Chuyện 3: Bikini, máy đánh giày và đời thường ít biết của ‘công chúa hàng không’

Hiếm có hãng hàng không nào luôn được truyền thông quốc tế săn đón như Vietjet. CNN, Bloomberg gọi là Vietjet là hãng hàng không“Bikini” và độ nổi tiếng của Vietjet trên truyền thông quốc tế ở mức bất cứ doanh nghiệp lớn nào cũng phải ao ước.

Trong một cuộc trò chuyện nghiêm túc về chủ đề này với phóng viên quốc tế, bà Thảo “hé lộ” rằng đây chính là chủ đích của bà bởi bà muốn xóa đi những hình ảnh đơn điệu về văn hóa Việt Nam hiện đại. “Bạn có quyền mặc bất cứ bộ quần áo nào bạn thích, nếu Bikini làm mọi người vui, chúng tôi cũng hạnh phúc,” bà Thảo nói với phóng viên đài truyền hình CNBC ( Mỹ).

Những người thân cận với bà Thảo “tiết lộ” rằng bà là mẫu phụ nữ hiện đại, nữ tính và rất gợi cảm trong trang phục đời thường. Có lẽ vì thế, Vietjet dưới bàn tay điều hành của bà đã thổi một luồng gió tươi mới vào ngành hàng không, phá cách từ trang phục của tiếp viên tới những màn biểu diễn nóng bỏng, những sự kiện giải trí độc, lạ thường xuyên diễn ra trên tàu bay.

Kín tiếng và hiếm khi nói về mình song bà Thảo rất được hâm mộ, các phi công nước ngoài thường gọi bà là “Princess”. Một phi công khi được hỏi vì sao chọn bay Vietjet đã từng trả lời “vì Vietjet có một TGĐ xinh đẹp và văn phòng còn có cả máy đánh giày”. Chiếc máy đánh giày có thể là chi tiết hài hước với những người làm công ăn lương bản xứ nhưng với người nước ngoài như anh phi công nọ, nó lại là bằng chứng cho một môi trường làm việc nhân văn, ở đó người lao động được trân trọng và quan tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất.

 Chuyện nữ doanh nhân ‘náo động’ thị trường hàng không thế giới ảnh 3Bà Thảo thường xuyên đi thăm, động viên nhân viên làm việc trên tàu bay

Những nhân viên bộ phận chăm sóc, bảo dưỡng máy bay vẫn truyền tai nhau câu chuyện cảm động đêm cuối năm, bà Thảo cùng ban lãnh đạo Vietjet đi thị sát sân bay mùa cao điểm, để cảm nhận công việc thực tế trên tàu bay, bà tự tay cầm giẻ lau máy bay, lật từng chiếc ghế lên hút bụi, nhặt những sợi tóc nhỏ li ti giắt dưới sàn tàu. Khi biết một nhân viên lớn tuổi không quản ngại ngày đêm, nhiều năm cần mẫn làm tốt công việc dọn vệ sinh bà gọi bộ phận nhân sự yêu cầu tăng  lương cho nhân viên này ngay.

Bà cũng không ngại ngần mỗi khi săn sóc nhân viên từ tự tay chuẩn bị cơm nước cho họ tới hát cho họ nghe trong những ngày vui. Bà cũng thường xuyên hát cho hành khách nghe trên tàu bay (và hát khá hay). Bằng sự nữ tính của mình, bà đã tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, thăng tiến không giới hạn mà bất cứ người lao động trong ngành nào cũng mong muốn được tham gia và cống hiến. Đó cũng chính là “lợi thế cạnh tranh động” khiến Vietjet đang dần khác biệt với những hãng hàng không khác.

Một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội khi gặp bà Thảo đã rất ấn tượng trước hình ảnh một CEO nữ “không hàng hiệu, không khách sáo, trên tay là hai chiếc điện thoại trong đó một chiếc Nokia cũ dạng pin siêu bền và suốt bữa cơm trưa chỉ nói về Vietjet một cách đam mê, đầy cảm hứng”.

Những cán bộ dưới quyền của bà Thảo, đa số là đàn ông, đều khâm phục sức làm việc phi thường của bà. Còn nhân viên nữ thì luôn coi bà như một thần tượng để phấn đấu. Với bà Thảo, một ngày bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 2h sáng hôm sau là chuyện bình thường.

 Chuyện nữ doanh nhân ‘náo động’ thị trường hàng không thế giới ảnh 4Bà Thảo rất thích chăm sóc trẻ em, các hoạt động từ thiện của bà và các DN do bà điều hành thường dành phần lớn cho các cơ sở trẻ tàn tật, mồ côi. Bà thường đến hát cùng trẻ em và đem lại niềm vui cho bọn trẻ từ những điều giản dị, ấm áp nhất.

Người phụ nữ bé nhỏ này đặt kỳ vọng lớn lao, trong tương lai Vietjet sẽ bay trong tầm bán kính thị trường của 50% dân số thế giới. “Bà chủ” của hàng loạt các định chế kinh doanh đình đám, náo động cả thế giới, đời thường vẫn tự tay chăm sóc các con và làm việc nhà, sống lạc quan và tràn đầy năng lượng, còn chút thời gian nào rảnh rỗi thì đi thăm người nghèo, trẻ mồ côi, tàn tật ở các cơ sở từ thiện…

Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.