Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Nam Phi

Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi) sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa tại siêu thị bán buôn và bán lẻ của Nam Phi từ ngày 8 -16 /5 /2019.
Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê giới thiệu các sản phẩm cà phê đến người dân và du khách. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN
Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê giới thiệu các sản phẩm cà phê đến người dân và du khách. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN

Qua chương trình này, các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ đối tác bạn hàng, làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nam Phi. Các mặt hàng tập trung gồm có nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, cơm dừa), thực phẩm chế biến, bánh kẹo, đồ ngọt, nước giải khát, thủy sản, dệt may, điện tử gia dụng, văn phòng phẩm, da giày ...

Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trưng bày và và giới thiệu sản phẩm của mình tại các hệ thống siêu thị của Nam Phi. Đoàn sẽ có các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, tiến hành các hoạt động giao thương với các doanh nghiệp Nam Phi.

Bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á – Châu Phi cho biết, Nam Phi là quốc gia phát triển hàng đầu về kinh tế, xã hội và chính trị ở châu Phi và hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.

Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt trên 1 tỷ USD năm 2018; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 724 triệu USD, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng gồm điện thoại di động và linh kiện, máy móc, hạt tiêu, cà phê, dệt may, giày dép các loại, sắt thép, hạt điều, sản phẩm gỗ, hóa chất, rau quả, gạo…

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi 386 triệu USD trong năm 2018, gồm có chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, rau quả, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy, sản phẩm hóa chất, sắt thép các loại, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, than cám, quặng và khoáng sản, hóa chất, bông, cao su...

Đặc biệt, Nam Phi có hệ thống siêu thị rất phát triển, không những chỉ phục vụ tại thị trường Nam Phi mà còn trải rộng trên khắp các quốc gia Châu Phi. Năm siêu thị bán lẻ về thực phẩm lớn nhất nước này (chiếm 60% trong tổng số hàng hóa bán lẻ tại Nam Phi) gồm có Shoprite, Pick n Pay, Spar, Woolworths và Walmart’s Cambridge Foods.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, chuyên viên Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi cho biết, Shoprite là siêu thị bán lẻ hàng đầu của Nam Phi và cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Doanh thu hàng năm của Tập đoàn này vào khoảng 14,96 tỷ USD, chiếm 36% thị phần bán lẻ tại thị trường Nam Phi. Hiện nay, Tập đoàn Shoprite có hơn 400 chuỗi cửa hàng tiện ích tại hơn 20 nước khu vực Châu Phi. Sản phẩm bán tại Shoprite gồm có thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng, rượu, dược phẩm, mỹ phẩm.

Pick n Pay cũng là hệ thống siêu thị bán lẻ lớn thứ 2 tại Nam Phi, với doanh thu hàng năm vào khoảng 9,52 tỷ USD, chiếm 28% thị phần bán lẻ tại Nam Phi. Hiện nay, Pick n Pay có 937 cửa hàng tiện ích tại Nam Phi và có 104 cửa hàng ở 8 nước châu Phi (Mozambique, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Zambia, Mauritus, Swaziland). Sản phẩm bán tại Pick n Pay: thực phẩm, rượu, nước uống có ga, đồ da dụng, dược phẩm, quần áo, giầy dép...

Trong chương trình xúc tiến thương mại lần này, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tại hai thành phố Cape Town và Johannesburg tổ chức hội thảo doanh nghiệp tại các thành phố này.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày, quảng bá sản phẩm tại gian hàng Việt Nam tại siêu thị bán buôn Advance Cash & Carry và siêu thị bán lẻ Shopprite của Nam Phi trong thời gian diễn ra chương trình.

Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng Nam Phi, trực tiếp gặp gỡ, thảo luận, tiến hành giao thương, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác Nam Phi nhằm thiết lập quan hệ làm ăn và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Theo TTXVN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.