Con đường chinh phục đại học lớn nhất Canada của nam sinh Việt nghèo khó

Để trang trải cho khoản học phí đắt đỏ ở Canada, Anh Cao quyết định ngủ ở trung tâm của người vô gia cư và xin cơm để ăn. Sau 4 năm, cậu trở thành cử nhân xuất sắc của đại học Toronto và sở hữu trong tay nhiều học bổng danh giá.
Con đường chinh phục đại học lớn nhất Canada của nam sinh Việt nghèo khó
Con đường chinh phục đại học lớn nhất Canada của nam sinh Việt nghèo khó - anh 1

Anh Cao trong lễ nhận bằng và vinh danh đầu tháng 6 ở đại học Toronto. Ảnh: Toronto Star

Theo Toronto Star, Anh Cao đến Canada cách đây 4 năm bằng học bổng của chính phủ Việt Nam. Cao cho hay lúc đó cậu đã nghe đến danh tiếng của đại học Toronto, đại học lớn nhất Canada, nhưng biết rất ít về đất nước này và cũng không có người thân hay bạn bè gì ở đây.

Nam sinh Việt nhận ra rằng, khoản học bổng trị giá 116.000 CAD (đôla Canada) không đủ để trang trải toàn bộ học phí và sinh hoạt phí trong 4 năm. Riêng học phí của Cao mỗi năm đã lên tới 33.000 CAD.

"Nhiều người nghĩ rằng vì tôi làm sinh viên quốc tế nên chắc tôi giàu có lắm, nhưng thu nhập của bố mẹ tôi cũng chỉ tương đương khoảng 500 CAD (gần 400 USD, 9 triệu đồng) mỗi tháng", Cao nói.

Sau khi học xong năm thứ nhất, Cao quyết định chuyển đến sống ở một trung tâm dành cho người vô gia cư trong 4 tháng để có tiền tham gia các khóa học mùa hè.

"Ở đó có thức ăn và thẻ tàu điện miễn phí, có người gọi dậy mỗi sáng và họ còn tìm cho tôi một nơi yên tĩnh để học", Cao kể.

Ngoài giờ học, Cao làm thêm tại một phòng khám, một phòng thí nghiệm miễn dịch học, đồng thời làm trợ giảng và cố vấn viên tại Trung tâm Dạy và Học.

Vào thời gian rảnh, cậu là tình nguyện viên ở các bệnh viện để giúp đỡ các bệnh nhân mắc những căn bệnh hiểm nghèo.

"Khi còn bé, tôi đã mơ ước một ngày trở thành bác sĩ bởi tôi luôn khao khát được giúp đỡ mọi người", Cao nói. "Việc giúp đỡ những người đang đối mặt với cái chết không dễ dàng gì nhưng tôi luôn cố gắng hết sức với hy vọng rằng điều đó sẽ làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn một chút".

Năm vừa qua, Cao được một người bạn cho ở trọ miễn phí, trong khi mẹ của một người bạn khác chuẩn bị bữa trưa cho cậu. Karen Siddique, một nhân viên quét dọn phòng thí nghiệm của trường, cũng quý mến tinh thần vượt khó của Cao và cho cậu ăn tối miễn phí hàng ngày.

Con đường chinh phục đại học lớn nhất Canada của nam sinh Việt nghèo khó - anh 2

Anh Cao và những người đã giúp đỡ cậu trong 4 năm qua, bao gồm Tiantian Zhao (áo trắng), giáo sư Bebhinn Treanor (áo đỏ) và nhân viên dọn vệ sinh Karen Siddique (ngoài cùng bên phải) Ảnh Toronto Star

Tuy nhiên, Tiantian Zhao, người làm việc cùng phòng thí nghiệm với Cao, kể rằng dù gặp khó khăn về tài chính, cậu vẫn rất hào phóng. "Cậu ấy chỉ còn 20 CAD trong tài khoản ngân hàng và đã dùng nó để mua bán rán cho mọi người, kể cả những người không quen biết", Zhao kể.

Suốt 4 năm, không phụ lòng giúp đỡ của mọi người, Cao luôn đạt điểm A trong tất cả các môn. Đầu tháng 6, cậu tốt nghiệp bằng xuất sắc ngành khoa học, đồng thời nhận giải thưởng John Black Aird dành cho sinh viên ưu tú của đại học Toronto và huy chương bạc của Toàn quyền Canada. Trước đó, nam sinh Việt cũng nhận được học bổng A. D. Allen và được giáo sư sinh học của mình viết thư giới thiệu giúp cậu giành học bổng quốc gia danh giá của Mạng lưới Tế bào Gốc.

Giáo sư Bebhinn Treanor, người nhận Cao vào làm việc ở phòng thí nghiệm của bà và hướng dẫn cậu thực hiện luận án dài một năm, cho hay tiếng tăm của nam sinh này càng lan rộng nhờ vai trò lãnh đạo tại nhóm cố vấn học tập FSG trong hai năm qua.

"Tôi thường nghe các sinh viên nghiên cứu mới nói rằng 'ồ, em biết Anh Cao, anh ấy điều hành FSG' và sau đó luôn là câu 'anh ấy rất tuyệt vời!' ", bà Treanor kể. "Anh Cao là một sinh viên đặc biệt và giải thưởng này không thể dành cho ai xứng đáng hơn".

Giáo sư sinh học của Cao, Clare Hasenkampf, cho hay cậu đạt điểm tuyệt đối trong khóa di truyền học do bà giảng dạy và đây là sinh viên đầu tiên đạt thành tích này sau 22 năm bà đứng lớp.

"Tôi từng trải qua những khoảng thời gian khó khăn nhưng tôi không than phiền gì về điều đó", nam sinh 23 tuổi nói. "Nếu không có sự hỗ trợ của bạn bè, những người đối với tôi giống như gia đình, thì tôi không thể nào làm được những điều trên".

Để cảm ơn bà Siddique, Cao đã mời bà đến dự lễ vinh danh của cậu. Tại buổi lễ, Cao mặc bộ đồ cử nhân và cầm con gấu bông mà bà Siddique tặng.

"Tôi biết được rằng người Canada, nhất là những người sống ở Toronto, là những người rất hào phóng", Cao nói.

Khi tên của Cao được xướng lên, cậu bước lên sân khấu nhận bằng khen với lá cờ Việt Nam choàng sau lưng.

Anh Cao cho hay cậu học được nhiều điều từ bố, một quân nhân nghỉ hưu, và mẹ, một giáo viên tiếng Anh, trong đó có đạo đức làm việc và tinh thần lạc quan, khiêm tốn.

Cao dự kiến trở về Việt Nam nghỉ hè và sẽ quay lại Canada vào mùa thu tới để bắt đầu khóa thạc sĩ ngành miễn dịch học.

Xem thêm:

- Hành trình chinh phục học bổng đầy nước mắt của chàng trai Việt trên đất Mỹ

- Hành trình giành học bổng tiến sĩ 79.000 USD tại Harvard của nam sinh Việt

- Nam sinh Việt được 3 đại học hàng đầu thế giới 'mời gọi'

Nguồn VnExpress

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).