Để di sản thành "tài sản" và phát huy "quyền lực mềm"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việt Nam có hệ thống di sản thiên nhiên, văn hóa rất phong phú. Bài toán đặt ra là cần khai thác mỏ vàng này như thế nào để có kết quả “kinh tế” tốt và gia tăng “quyền lực mềm”.
Để di sản thành "tài sản" và phát huy "quyền lực mềm"

Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên luôn hấp dẫn du khách

Nền văn hóa Việt Nam giàu truyền thống, bản sắc và rất phong phú, đa dạng với rất nhiều di sản vật thể và phi vật thể. Về số lượng các di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh thì nước ta thuộc tốp 10 trên thế giới.

Tính đến nay Việt Nam được UNESCO công nhận 8 di sản thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản văn hóa tư liệu, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 công viên địa chất toàn cầu, 9 khu Ramsar (khu đất ngập nước). Bên cạnh đó là 485 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nổi bật trong hệ thống di sản của nước ta là 8 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hóa là Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ; 2 di sản thiên nhiên là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà; 1 di sản hỗn hợp là Quần thể danh thắng Tràng An.

Các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là mỏ vàng để ngành du lịch khai thác, mang về cho đất nước ngoại tệ.

Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên năm 1994 nhờ cảnh quan độc đáo. Năm 2011, Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Năm 2000 và 2011, Vịnh Hạ Long lần thứ 2 và thứ 3 được ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới nhờ giá trị đặc biệt về địa chất - địa mạo. Đến tháng 9/2023, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) trong tổng thể với Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) một lần nữa được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Trong năm 2023 có 15,5 triệu lượt khách (khoảng 2 triệu khách quốc tế) đến Quảng Ninh, chủ yếu để tham quan Vịnh Hạ Long. Doanh thu du lịch của tỉnh đạt gần 33.500 tỷ đồng, trọng tâm là khai thác lợi thế du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, trụ cột là bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Bên cạnh Quần thể di tích cố đô, tỉnh Thừa Thiên-Huế còn sở hữu Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc cung đình. Địa phương này đã biết kết hợp giữa việc bảo tồn và phát triển, thu hút khách du lịch. Quần thể di tích cố đô Huế trước đây chỉ đón vài chục nghìn lượt khách du lịch nhưng hiện nay mỗi năm thu hút được hàng triệu khách tham quan. Năm 2023, lượng khách đến tỉnh đạt 3,2 triệu lượt, trong đó có 1,2 triệu khách quốc tế. Dịch vụ đóng góp 53% GDP của tỉnh, trong đó tỷ trọng dịch vụ, du lịch do khai thác di sản chiếm phần lớn.

Năm 2012, khi Quần thể danh thắng Tràng An được lập hồ sơ gửi đi UNESCO thì Ninh Bình chỉ đón 3,75 triệu lượt khách. Đến hết năm 2023, sau khi có “tiếng lành đồn xa” về Tràng An, tỉnh đón gần 6,6 triệu lượt khách, trong đó khoảng 400.000 khách quốc tế.

Tính chung trên cả nước, trong năm 2023 ngành du lịch Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách nước ngoài. Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam cho biết, hơn 70% du khách quốc tế đến nước ta trước hết là để khám phá các di sản đã được thế giới công nhận.

Lan tỏa sức mạnh mềm

“Sức mạnh mềm” - thương hiệu quốc gia là hình ảnh và dấu ấn của một quốc gia được thế giới ghi nhận. Các yếu tố tạo ra “sức mạnh mềm” là giá trị của nền văn hóa, lịch sử, du lịch, kinh tế... “Sức mạnh mềm” trên trường quốc tế càng lớn thì càng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, chính trị và xã hội cho quốc gia.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Sỹ Phán, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam là khả năng đạt được những gì mà dân tộc, nhân dân Việt Nam mong muốn thông qua việc gây dựng ảnh hưởng, tạo sự hấp dẫn bởi giá trị văn hóa Việt Nam.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), thì cho rằng nước ta có thể chuyển hóa được các nguồn tài nguyên di sản phi vật thể, vật thể dày đặc và hấp dẫn thông qua hoạt động du lịch.

Các chuyên gia nói gì?

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

"Khách du lịch hiểu gì về lịch sử Việt Nam? Muốn họ hiểu và quay lại, trước hết, các công ty lữ hành cần phải tạo ra chương trình, sản phẩm du lịch có yếu tố “nghe - nhìn” phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách. Đây vừa là cách bảo tồn di sản văn hóa, vừa để phát huy hiệu quả giá trị của loại hình nghệ thuật biểu diễn gắn với di sản".

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):

"Thời gian tới, các địa phương và Cục Di sản vẫn tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận, ghi danh các di sản văn hóa, di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới. Các đơn vị, địa phương cần lựa chọn, đầu tư xây dựng thương hiệu cho những di tích tiêu biểu".

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam:

“Chúng ta cần có chiến lược đào tạo thêm cho hướng dẫn viên du lịch, đại diện công ty du lịch về di sản. Hiện tại, nhiều hướng dẫn viên thậm chí không biết Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đôi khi, hướng dẫn viên còn phải biết về Hán Nôm, về di sản vật thể, phi vật thể và cả về phong tục, tập quán của quê hương khách để có ứng xử phù hợp, tạo thiện cảm cho du khách, khiến họ muốn quay trở lại…".

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam:

“Việt Nam cần hình thành cơ chế liên kết, chuyển hóa nguồn lực thành sức hấp dẫn du lịch thông qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Đây là lựa chọn chuyển hóa phù hợp cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vốn bị hạn chế về nguồn tài nguyên cứng, nhưng sẵn có một nguồn lực mềm văn hóa đầy tiềm năng là các di sản phi vật thể và vật thể vô cùng hấp dẫn”.

Thạc sỹ Bùi Trị Điền, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội:

“Để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, phải gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch. Du lịch văn hóa mang lại những trải nghiệm sinh động cho du khách về những nét văn hóa đặc sắc của một cộng đồng, một địa phương, một quốc gia, từ đó xây dựng tình cảm, niềm tin đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế”.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.