Một người yêu thiên nhiên ở New Zealand, cựu kiểm lâm 53 tuổi Mark Moffett phát hiện ra dế weta trên một thân cây.
Trọng lượng của dế Weta có thể lên tới 70-80 gam |
Không tính chiều dài của chân và râu, thân hình của mỗi con dế Weta đã dài 10 cm. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 70-80 gam, lớn hơn ruồi nhặng từ 100 – 150 lần và nặng gấp ba lần một con chuột.
Điều đặc biệt của loài dế này là suốt 200 trăm triệu năm chúng gần như không có chút tiến hóa nào. Hình dáng của chúng gần như được giữ nguyên vẹn cho đến hiện tại. Loài dế Weta cũng được các nhà sinh vật học xếp vào những loài hung hãn nhất thế giới. Chúng có thể đánh đuổi cả chuột và cắn cả người. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng cảm thấy bị uy hiếp.
Cái tên Weta vốn có nguồn gốc từ cách những người thuộc bộ tộc Maori gọi loài côn trùng này - Wetapunga, có nghĩa là God of ugly things, dịch vui là Thánh Xấu.
Sau khi Mark tìm thấy chú dế weta cái, ông cho nó ăn một củ cà rốt và trả nó về đúng nơi ông tìm thấy.
Dế weta ăn cà rốt ngon lành |
“Nó ăn củ cà rốt ngon lành đến mức quên cả sự thật là nó đang bị chúng tôi để trong lòng bàn tay. Nhưng đây là loài côn trùng cực kỳ hung hăng và chúng tôi không muốn mạo hiểm, nên sau khi nó cắn được vài miếng thì chúng tôi chụp vài bức ảnh rồi thả nó về đúng nơi tìm thấy”, Mark nói.
Hiện nay, tại New Zealand, có hơn 70 loài dễ Weta. Những người họ hàng thân thiết nhất của dế Weta khổng lồ bao gồm các Weta ăn thịt, Weta cây, và Weta hang. Loài Alpine Weta có thể ở trong tình trạng đóng băng suốt mùa đông, và chỉ trở lại hoạt động khi mùa xuân đến. Tuy được gọi là dế nhưng chính vì kích thước khổng lồ và cân nặng vượt trội, dế Weta không thể bay được.
Tuy được gọi là dế nhưng chính vì kích thước khổng lồ và cân nặng vượt trội, dế Weta không thể bay được |
Dế Weta khổng lồ được coi là đã tuyệt chủng trên đất liền New Zealand vào những năm 1960 do chuột rất yêu thích món ăn này. Rất may, chúng đã được cứu sống gần đây. Gần đây, dế Weta khổng lồ được các nhóm bảo tồn nuôi để gia tăng số lượng các loài này. Do đó, nhiều dế con đã được sinh ra tại Vườn thú Auckland năm 2013.
Đến tháng 5/2014, Vườn thú đã đưa 150 con dế Weta khổng lồ trở về thiên nhiên hoang dã trên đảo Tiritiri Tiritiri Matangi. Giống như các loài côn trùng khác, dế Weta không có phổi mà thở bằng bộ xương ngoài của chúng bởi trên đó có các lỗ nối với ống bơm oxy cho mỗi tế bào trong cơ thể của côn trùng. Tai của dế Weta nằm ngay trên... đầu gối của nó, ở dưới khớp gối trên chân trước.
Hóa thạch dế tìm thấy từ kỷ Trias (190 triệu năm trước đây) có nhiều điểm tương đồng với dế Weta sống tại New Zealand ngày nay. Điều này đồng nghĩa với việc dế Weta còn “già” hơn cả một số loài khủng long
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Ấn tượng 10 bức ảnh động vật hoang dã đẹp nhất 2015
- Những bức họa siêu thực, đẹp như đời thật
- Năm 2035: Đức xuất xưởng siêu máy bay nhanh 20 lần tốc độ âm thanh