Đói nghèo – mảng đề tài bị lãng quên trong báo chí Mỹ

(Ngày Nay) -  Năm 2000, tại các quốc gia ở khu vực tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi, cứ 12 người trưởng thành thì có 1 người phải sống chung với HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc điều trị cho những bệnh nhân HIV/AIDS ở đây rất khó khăn và đắt đỏ, do các tập đoàn dược phẩm đã gây sức ép, buộc chính phủ những nước nghèo bậc nhất thế giới này hạn chế quyền tiếp cận thuốc generic của người bệnh, buộc họ phải mua thuốc chính hãng với giá cắt cổ.
Đói nghèo – mảng đề tài bị lãng quên trong báo chí Mỹ

Phóng viên Tina Rosenberg của nhật báo số 1 Hoa Kỳ The New York Times đề xuất với ban biên tập viết một phóng sự điều tra về vấn đề này. Câu trả lời từ phía ban biên tập: “Chúng ta không thể bắt bạn đọc phải đọc thêm một bài báo dài 7.000 chữ nữa về đề tài người dân Malawi sắp chết cả nút”.

Câu trả lời của ban biên tập The New York Times phản ánh thực trạng đáng buồn đã kéo dài lâu nay của mảng đề tài về đói nghèo trong báo chí Hoa Kỳ.

Năm 2014, tổ chức giám sát truyền thông có tên Công bằng và Chính xác trong Tác nghiệp báo chí đã khảo sát trong suốt 14 tháng và rút ra kết luận rằng trong các bản tin của ba kênh truyền hình hàng đầu nước Mỹ, chỉ có 0,2% thời lượng là nói về chủ đề đói nghèo. Tương tự, Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng tiến hành nghiên cứu và phát hiện rằng, đề tài đói nghèo chỉ chiếm dưới 1% các bài báo của 52 tổ chức báo chí hoạt động trong 5 năm từ 2007 đến 2012. Trong khi đó, có tới 46,7 triệu người Mỹ - tức là gần 15% dân số - đang sống trong đói nghèo, theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2014.

“Đói nghèo không phải mảng đề tài mà phần lớn phóng viên muốn theo đuổi, cũng không phải là mảng mà các nhà báo triển vọng được khuyến khích theo đuổi. Người đọc được cho là không thích thú gì đề tài này” - đó là nhận định của nhà báo Barbara Raab, một nhà sản xuất truyền hình nổi tiếng và là chuyên gia của Quỹ Ford.

Một phần nguyên nhân của thực trạng này là áp lực chi phí ngày càng tăng lên các tổ chức báo chí. Họ phải cắt giảm nhân lực và thực hiện nhiều biện pháp để có lợi nhuận, hoặc ít nhất là duy trì tình trạng hòa vốn.

Năm 2013, nhà báo Barbara Raab đã tổ chức sản xuất một loạt phóng sự về đề tài đói nghèo bằng nguồn tiền tài trợ từ Quỹ Ford. Nhóm sản xuất của bà đã cho ra hơn 100 tin bài, và giành được giải thưởng báo chí George Foster Peabody danh giá. Tuy nhiên, họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa tin bài lên phát sóng, đơn giản vì mảng đề tài này không mấy hấp dẫn đối với các nhà quảng cáo. “Tổng biên tập rất ngại phải phát các tin bài về đề tài đói nghèo”, nhà báo Raab cho biết.

Ở Hoa Kỳ, đinh kiến về sự đói nghèo cũng tác động đến cách nhìn nhận và chất lượng phản ánh của báo chí về mảng đề tài này, theo nhận định của nhà báo Maggie Bowman, người đã sản xuất một loạt phim tài liệu về nhân công giá rẻ phát trên kênh truyền hình Al Jazeera. “Quan niệm về trách nhiệm cá nhân quá ăn sâu bám rễ trong xã hội Mỹ: họ cho rằng nếu một người không thành công trên đất nước này, nghĩa là anh ta đã làm điều gì đó không đúng”, nhà báo Bowman cho biết. “Họ cho rằng, đói nghèo thật sự là một sự lựa chọn”.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng phản ánh của báo chí về mảng đề tài người nghèo chính là thu nhập của phóng viên. Nhiều tổ chức báo chí có xu hướng cắt giảm lương phóng viên, cắt giảm nhân sự và phụ thuộc vào đội ngũ phóng viên tự do để thực hiện những đề tài “mì ăn liền” chi phí thấp. Nhà báo Barbara Ehrenreich, tác giả của trường phóng sự nổi tiếng Nickel and Dimed về cuộc sống của người thu nhập thấp ở Hoa Kỳ, nhận định: “Sự nghèo khổ của nhà báo đã dẫn đến sự nghèo nàn của báo chí”.

Tuy vẫn trong tình trạng ảm đạm, nhưng trong những năm gần đây, mảng đề tài đói nghèo trong báo chí Hoa Kỳ đang có dấu hiệu được cải thiện. Những phương tiện mới cho phép định lượng khán giả đã dần xóa đi định kiến rằng người đọc không hứng thú với mảng đề tài này.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kéo theo những biến động sâu trong xã hội cũng góp phần dần làm thức tỉnh chủ đề đói nghèo. “Người đọc bắt đầu để ý nhiều hơn tới tầng lớp người nghèo”, giáo sư Edward Wasserman, hiệu trưởng Trường Báo chí Đại học California tại Berkeley nhận xét. “Tình trạng bất bình đẳng đã trở nên cực đoan đến nỗi phần đông người đọc không thể không chú ý đến nó”.

Nhưng nếu chỉ tăng cường số lượng tin bài, tác phẩm báo chí về đề tài đói nghèo thì chưa đủ. Thách thức đặt ra với các phóng viên viết về mảng đề tài này không chỉ là cung cấp thông tin, mà phải chỉ ra được những vấn đề cấp thiết, cần được giải quyết ngay.

Đói nghèo – mảng đề tài bị lãng quên trong báo chí Mỹ ảnh 1

Theo nhà báo Susan Smith Richardson của tờ The Chicago Reporter, việc thực sự thâm nhập vào các cộng đồng của người nghèo là chìa khóa để xây dựng lòng tin và phản ánh cuộc sống của họ một cách có ý nghĩa nhất. “Không có cuộc đời nào có thể đại diện cho tất cả”, nhà báo Richardson cho biết. “Vấn đề là bạn phải kể được câu chuyện có bối cảnh, có quan điểm lịch sử, có số liệu, và phải là một câu chuyện chân thực”.

Nhiều năm sau khi bị Tổng biên tập New York Times từ chối phũ phàng, nhà báo Rosenberg cuối cùng cũng đã tìm ra cách để bài viết của mình được lên mặt báo. Thay vì kể về những nước đang trong cơn khủng hoảng, bà tập trung kể câu chuyện về một chính phủ đã đứng lên chống lại áp lực từ các công ty dược phẩm: chính phủ Brazil. Bài báo có tựa đề “Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng AIDS toàn cầu” đã được lên trang nhất. Bài báo chỉ ra được tình hình tồi tệ tại nhiều nước, nhưng cũng đưa ra được những giải pháp đầy triển vọng.

Đói nghèo – mảng đề tài bị lãng quên trong báo chí Mỹ ảnh 2

Nhà báo Rosenberg, người sau này đã đồng sáng lập ra Mạng lưới Báo chí Giải pháp có mục đích khuyến khích các nhà báo viết về giải pháp cho các vấn đề xã hội, cho biết: “Báo chí giải pháp thu hút được nhiều độc giả hơn, và có tác động xã hội lớn hơn”.

Cách tiếp cận đặt vấn đề song song với tìm giải pháp cũng là cách để các phóng viên thuyết phục các biên tập viên cũng như độc giả của mình vượt qua định kiến rằng các vấn đề liên quan đến đói nghèo là những vấn đề khó có thể giải quyết. Chính định kiến này khiến cho mảng đề tài đói nghèo hay bị xem nhẹ. “Người đọc cần biết rằng đó là những vấn đề có thể giải quyết”, nhà báo Rosenberg nói.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?