Đồng Nai: Nạn khai thác đá trái phép lại tái diễn ngày đêm ở huyện Trảng Bom

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay phản ánh và cơ quan chức năng vào cuộc, bẵng đi một thời gian thì nay tình trạng khai thác đá mồ côi trái phép ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom lại tái diễn khiến người dân địa phương mất ăn mất ngủ.

Xe ben chở đá mồ côi chạy xuyên đêm và các thửa đất đang khai thác.

Nhiều ngày qua, người dân ở xã Sông Trầu liên tục gọi điện cầu cứu chính quyền địa phương và các cơ quan báo chí bởi xe ben chở đá mồ côi lén lút quần thảo suốt từ nửa đêm đến sáng khiến họ không tài nào yên giấc và nơm nớp lo sợ mỗi khi ra đường.

Theo phản ánh của người dân, suốt nhiều đêm liền phóng viên Ngày Nay có mặt các tuyến đường nông thôn ở xã Sông Trầu để ghi nhận thực tế. Người dân cảnh báo, các đối tượng khai thác đá mồ côi bây giờ đã cho người đi xe máy cảnh giới, chỉ cần thấy người lạ đến gần là áp sát doạ giết và đuổi đi.

Khoảng 0 giờ ngày 2/11, chúng tôi đến khu vực đầu đường nông thôn (thuộc ấp 8, xã Sông Trầu) ra đường Nguyễn Hoàng để ghi nhận nhưng không gian vắng lặng, không có xe ben chở đá mồ côi như phản ánh. Người dân nghi ngờ bị động nên họ dừng hoạt động, bởi chỉ ngay đêm 1/11, có người đến gần đã bị doạ xử.

Đồng Nai: Nạn khai thác đá trái phép lại tái diễn ngày đêm ở huyện Trảng Bom ảnh 1

Nhiều đống đá mồ côi đã đào lên chờ đêm xuống xe ben sẽ chở đến nhà máy cắt đá.

Chúng tôi quay lại vào rạng sáng ngày 4/11 và tận mắt chứng kiến hơn 20 chuyến xe ben chở đá mồ côi từ đường 21 xã Sông Trầu ra đường Nguyễn Hoàng (đường Cây Gáo, Tân Lập), cứ hơn 2 phút là một xe ben chạy vào và chở ra những khối đá mồ côi lớn, không che chắn, đá lăn qua lăn lại trên thùng xe ầm ĩ giữa đêm khuya. Tất cả các xe đều xoá biển số bên thân xe. Bám theo đoàn xe này, phóng viên ghi nhận bến đỗ cuối cùng là xưởng cắt đá của một người đàn ông tên Cường gần đó.

Sáng cùng ngày, trao đổi với phóng viên, người dân địa phương vô cùng bức xúc vì việc khai thác đá đã làm đường giao thông nông thôn vừa làm xong hư hỏng nghiêm trọng, cuộc sống sinh hoạt của người dân đảo lộn, không một đêm nào được yên tĩnh.

Ông T.C.V nói: “Anh nhìn con đường ấp 8 này đi, đường nhựa vừa làm xong là hư, chúng tôi liên tục góp tiền để sửa, sửa tạm mà xe thì cứ chạy ầm ầm nên đến nay phá nát vậy đấy. Ngay đầu đường ấp 8 đã 2 lần đá mồ côi rơi từ xe ben xuống chắn cả lối đi ngay trước trường mẫu giáo.

Lần trước khi anh phản ánh vụ việc lên báo thì họ ngưng hơn một tuần rồi lén lút khai thác tiếp. Lần nào cũng vậy, cứ báo viết bài, chính quyền nói điều tra thì họ dừng một thời gian rồi lại làm tiếp. Họ khai thác bên trong khu đất rộng đến vài chục Héc-ta, hàng đêm cả trăm chuyến xe chở đá chạy đến 3, 4 giờ sáng. Chúng tôi đã báo cho chủ tịch UBND xã Sông Trầu nhiều lần nhưng không có động thái gì”.

Đồng Nai: Nạn khai thác đá trái phép lại tái diễn ngày đêm ở huyện Trảng Bom ảnh 2

Bãi đá đang khai thác ở đường 21.

Theo chân người dân đi hơn 1km vào con đường đất gần đó là một khu đất bị đào xới lộn xộn, đá mồ côi được gom thành từng đống lớn nhỏ tuỳ theo kích thước. “Xe cuốc đào lên để đó đợi tối sẽ bốc đá lên xe ben chở về xưởng”, ông V. cho biết.

Một người dân nhà gần các thửa đất đang đào xới nói: “Nguyên đồi là rẫy chuối này đã bị đào sâu để lấy hết đá, nay biến thành đất bằng. Bên kia là một thửa khác có xe cuốc đang đào, hoạt động liên tục ngày đêm, xe ben gầm rú. Chúng tôi sống ở đây từ xưa nay yên tĩnh bỗng nhiều tháng nay khu vực như công trường xây dựng, ồn áo, bụi khói kinh khủng”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, bên trong khu đất có 3 xe cuốc, đá được tập kết thành từng đống to. Nhiều người đang nghỉ trưa trong láng trại. Đây chính là bãi đá mồ côi mà Ngày Nay đã từng phản ánh và huyện Trảng Bom đã thu giữ 2 xe cuốc hồi tháng 7/2021. Tuy nhiên, không hiểu sao, hiện tình trạng này lại tái diễn mà cơ quan chức năng không hề hay biết?!

Đồng Nai: Nạn khai thác đá trái phép lại tái diễn ngày đêm ở huyện Trảng Bom ảnh 3

Thửa đất cuối đường 19 Sông Trầu đã khai thác gần xong.

Tiếp tục đi sâu vào bên trong đường Sông Trầu 19, thửa đất hơn 5 héc-ta đã được sang bằng, đá còn chất đống và 2 xe cuốc đang làm việc quá trưa. Một người gần đó nói: “Nhà nước cấm việc khai thác mà sao ở đây cả đồi đá bị người ta đào đem đi hết có thấy ai xử lý gì đâu. Họ hoạt động ồn ào cả ngày đêm”.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng tái diễn này, Bí thư Huyện uỷ Trảng Bom ông Lê Tuấn Anh cho hay: “Hiện các xưởng cắt đá mà trước đây anh phản ánh, chúng tôi đã đề nghị và Công an tỉnh đang điều tra, còn các vị trí anh mới gửi, vì hôm nay đang họp ở Tỉnh uỷ nên sáng mai tôi sẽ đi đến đó xử lý.”

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Về nạn khai thác đá mồ côi trái phép ở xã Sông Trầu, Ngày Nay đã từng phản ánh qua nhiều bài viết. Cơ quan chức năng cho biết đã vào cuộc xử lý nhưng đến nay tình trạng này lại tái diễn.

Một số bài viết:

1/ Khai thác đá mồ côi ở Đồng Nai - Bài 1: San bằng quả đồi trong một tháng?!

2/ Khai thác đá mồ côi ở Đồng Nai - Bài 2: Người dân kêu cứu

3/ Xe ben làm rơi tảng đá nặng cả tấn xuống đường

4/ Đồng Nai: Lợi dụng giãn cách, lén lút khai thác đá trái phép

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.