Dự án Khu dân dư A1C1 ở Đồng Nai: Chủ đầu tư bán “lúa non”, cả ngàn người dân không được cấp sổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mặc dù đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng nhưng suốt nhiều năm qua, cả ngàn người dân vẫn chưa nhận được đất nền và cấp sổ tại Dự án Khu dân cư A1C1 (Thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất) do Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng diện tích 148ha do UBND tỉnh phê duyệt.
Dự án có tổng diện tích 148ha do UBND tỉnh phê duyệt.

Bán “lúa non” hơn 1.200 lô đất

Khu dân cư A1C1 với diện tích 148ha vốn là đất rừng Cao su thuộc khu vực quản lý của Nông trường Cao su An Lộc (trước đây là Nông trường Dầu Giây), được UBND tỉnh Đồng Nai giao cho Công ty Phú Việt Tín lập dự án từ 10 năm trước. Khu dân cư tọa lạc gần Nút giao thông Dầu Giây (giao nhau của QL1A và QL20) và điểm cuối của Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Ban đầu, dự án được phê duyệt năm 2015 có diện tích khoảng 98ha, nhưng theo Quyết định số 2022 ngày 18/6/2020 do Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng ký, đã điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư A1C1 lên khoảng 148ha, với quy mô dân số là hơn 17.000 người.

Ở giai đoạn 1 (từ năm 2014), dự án được chia thành nhiều lô bán cho người dân với tổng diện tích khoảng 6.800m2 (mỗi lô khoảng 100m2). Chủ đầu tư sau đó giao hơn 550 Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho dân. Khu vực này người dân đã xây nhà ở ổn định dù dự án chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Ngày Nay đã từng phản ánh việc nước thải tại Khu dân cư A1C1 xả ra cống làm hạ nguồn suối Mủ bị ảnh hưởng nặng.

Trong giai đoạn 2 và 3 của dự án (từ năm 2017), UBND huyện Thống Nhất ra các quyết định điều chỉnh Quy hoạch 1/500 của dự án. Công ty Phú Việt Tín đã biến nhiều khu vực được quy hoạch đất công viên, khu công ích xã hội thành đất nền để bán cho người dân. Cụ thể, hơn 200 nền đã được được bán từng là quy hoạch công viên cây xanh phía đông của trường Tiểu học Xuân Thạnh. Hiện tại, nơi đây người dân đã xây dựng nhà ở nhưng chưa được cấp giấy CNQSDĐ.

Khi đang thực hiện xây dựng hạ tầng ở giai đoạn 2 và 3, Công ty Phú Việt Tín được Sở Tài nguyên Môi trường cấp 1.200 giấy CNQSDĐ (theo quy định chưa được chuyển nhượng cho người dân). Đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành phần xây dựng theo thiết kế đã phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai nhưng đã bán gần 1.200 lô đất, thu về 95% giá trị các hợp đồng.

Việc bán “lúa non” này từng vướng nhiều tai tiếng nên người dân đã khiếu nại lên UBND tỉnh để thanh, kiểm tra nhưng chưa thành. Bất ngờ sau đó, Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Việt Tín là ông Đặng Phước Dừa đã gửi đơn tố cáo nguyên Tổng Giám đốc của Công ty là ông Nguyễn Thuận vì để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến quá trình mua bán đất nền A1C1 với khách hàng.

Dự án Khu dân dư A1C1 ở Đồng Nai: Chủ đầu tư bán “lúa non”, cả ngàn người dân không được cấp sổ ảnh 1
Khu dân cư giai đoạn 1, có 550 nền đã có giấy CNQSDĐ nhưng chưa có khu xử lý nước thải.

Từ tháng 2/2020, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt ông Nguyễn Thuận để điều tra và sau đó mời hơn 1.000 khách hàng của Công ty Phú Việt Tín đến Cơ quan Điều tra xác minh quá trình mua bán. “Việc điều tra hình sự của công an làm những người mua đất như chúng tôi rất lo lắng, biết đến bao giờ được cất nhà trên đất mình mua?”, nhiều người mua đất hoang mang.

Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 2022 thay thế các Quyết định điều chỉnh trước đây của UBND huyện Thống Nhất, cho thấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án A1C1 rất nhiều chi tiết không đúng với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 mà UBND tỉnh đã phê duyệt.

Không biết bao giờ sẽ được nhận đất?

Hiện nay, hơn 14ha đất làm đường giao thông và điện nước của dự án đang bị bỏ hoang. Các đường dây điện âm đã bị cắt trộm. Người đã mua đất lo lắng từng ngày. Trong Hợp đồng đặt cọc mua đất giữa người dân với Công ty Đầu Tư Phú Viêt Tín do Tổng Giám đốc Nguyễn Thuận ký, đã thu tiền 95% giá trị đất từ năm 2017. Mỗi thửa đất người dân đã trả cho công ty từ 700 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng, tùy theo khu vực.

Khi khách hàng có nhu cầu bán lại thì đến công ty sang tên mua bán và công ty sẽ làm hợp đồng mới với mức phí 1% giá trị mua bán. Trên hợp đồng mua bán có ghi, “khoảng thời gian làm hợp đồng mua bán là 8 - 10 tháng, Công ty sẽ ký Hợp đồng chuyển nhượng và sau 3 tháng sẽ giao giấy CNQSDĐ cho người mua, nếu chậm cũng không thể trễ hơn 1 tháng và nếu quá 4 tháng nêu trên phía Công ty sẽ chịu phạt 0,05%/ngày”.

Dự án Khu dân dư A1C1 ở Đồng Nai: Chủ đầu tư bán “lúa non”, cả ngàn người dân không được cấp sổ ảnh 2

Bảng báo cấm xây dựng tại dự án.

“Sau khi Công an Đồng Nai mời lên xác minh, chúng tôi rất lo lắng vì ông Thuận bị bắt và công ty họ đang kiện nhau thì biết bao giờ mới có đất, được cấp giấy CNQSDĐ. Dự án này ngay tại Trung tâm Hành chính huyện nên ai cũng tin nó đủ pháp lý mới bán cho dân. Chúng tôi mua đất để làm nhà ở cả tỷ đồng mà đến nay công ty luôn đóng cửa, không ai tiếp chúng tôi”, một người dân mua 2 nền liền kề cho hay.

Ông K. – một người mua phải các thửa đất được quy hoạch Công viên và Khu vui chơi, nói: “Đất bán hợp pháp chúng tôi mua, tự nhiên mấy ông tới dựng bảng ‘cấm xây dựng vì đất chưa được xây dựng nhà’ làm chúng tôi rất lo lắng. Dự án hợp pháp mà tại sao 5 năm qua chúng tôi vẫn sống bất hợp pháp trên đất mình mua?”.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND Thị trấn Dầu Giây Trần Văn Trung cho biết: “Khu đất này hiện nay chưa cấp giấy CNQSD đất nên UBND đề nghị Công ty phải dựng bảng cảnh báo cho bà con không xây dựng, việc mua bán và tính hợp pháp của dự án là do Công ty Phú Việt Tín với cơ quan chức năng chịu trách nhiệm, còn Thị trấn chỉ quản lý, nhưng khi chưa có giấy CNQSDĐ thì không được xây dựng”.

Hiện nay, Đồng Nai tồn tại rất nhiều dự án vướng pháp lý chưa hoàn thiện nhưng chủ đầu tư vẫn bán “lúa non” gây nhiều hệ luỵ. Riêng Khu dân cư A1C1 cho thấy nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc mua bán đất ở, đất thương mại, công viên hay đất dành cho xã hội... Đến nay, người dân vẫn chưa được các cơ quan chức năng cấp Giấy CNQSDĐ ngay trên chính mảnh đất của mình đã mua từ một dự án được phê duyệt hợp pháp.

TIN LIÊN QUAN
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.