Du học sinh Pháp lên tiếng phản đối chuyện bay về nước trốn dịch

(Ngày Nay) - "Các bạn về hay ở, đó là quyết định của các bạn, người khác không có quyền can thiệp. Nhưng suy nghĩ thế nào về cách hành xử của các bạn trong mùa dịch Covid-19 này là quyền của tôi. Tôi chưa bao giờ ủng hộ các bạn về nước trốn dịch”.
Rennes ngày thứ 10 nắng liên tiếp
Rennes ngày thứ 10 nắng liên tiếp

H.H.V, 18 tuổi, sinh viên Trường Đại học GTVT, hiện đang theo học tại ĐH Rennes 2, Pháp đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình trên mạng xã hội trước “làn sóng” rất nhiều du học sinh vội vã trở về Việt Nam khi Covid tấn công châu Âu.

Di chuyển trong mùa dịch là sai

Theo H.H.V, chuyện bay từ nước này sang nước kia trong tình hình căng thẳng như hiện nay là hành xử không đúng.

“Tôi chưa bao giờ ủng hộ việc các bạn về. Không phủ nhận mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, có những bạn không thể không về, ví dụ các bạn đang du học tại tâm dịch Ý, Tây Ban Nha hay tại đất nước không có biện pháp kiểm soát dịch như Anh... Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, thì việc bạn loăng quăng đi lại giữa các nước trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng là hành xử không đúng.

Tôi tạm gạt bỏ mọi lí do cảm tính như "muốn về bên gia đình, về trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của cha mẹ", "hướng về cội nguồn”… thì các bạn du học sinh chính là thành phần khiến tình hình dịch bệnh của hai nước (Việt Nam và nước sở tại mà các bạn đang học tập, sinh sống) trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn rất nhiều. Không phải ai khác, chính các bạn du học sinh đang làm tình hình rối thêm với lịch trình bay dày đặc giữa các nước. Đừng đổ lỗi cho BN17, BN34 vì chính các bạn cũng đang loăng quăng đi lại giữa các nước không kiểm soát được.

Dù bất cứ lý do gì, riêng việc các bạn di chuyển trong mùa dịch đã là sai rồi, không có lý do gì để biện minh, kể cả khi bạn về nước, khai báo đầy đủ, cách ly, hợp tác với chính quyền.

Tôi thấy việc đi về Việt Nam trong thời điểm này rất phản khoa học, rất nguy hiểm cho chính bản thân các bạn du học sinh. Lấy ví dụ như tôi, tôi ở Rennes, Pháp: Để có thể về Việt Nam tôi phải đi một chuyến tàu điện lên ga tàu/sân bay, sau đó đáp 1 chuyến tàu/chuyến bay lên Paris, rồi từ sân bay bay về nước; chưa kể về nước phải đi cách ly tập trung, ăn uống sinh hoạt với rất đông người. Tính sơ qua cũng tiếp xúc khoảng nghìn người, có nhiều bạn ở yên tại nước sở tại thì chẳng sao, trớ trêu thay đi về không may bị nhiễm Covid-19. Dịch ở đâu cũng là dịch, các bạn lấy đâu ra niềm tin rằng "con virus nó chừa mình ra"?

Chúng tôi ổn

“Pháp và một số nước châu Âu đã bắt đầu có những biện pháp mạnh, bắt người dân ở trong nhà 15 ngày. Bây giờ du học sinh Việt chỉ cần ở yên trong nhà 15 ngày, các bạn nhiễm Covid-19 hay không sẽ biết rõ trong 15 ngày nữa, virus corona không thể theo làn gió bay vào nhà bạn!

Hơn nữa, dù là Việt Nam, Pháp, hay bất cứ đất nước nào, một khi chính phủ đã buộc phải đưa ra các biện pháp mạnh như vậy thì chứng tỏ các cấp lãnh đạo đã dự trù và tính toán mọi phương án dập dịch, tại sao các bạn không yên tâm và làm theo hướng dẫn của chính quyền nước sở tại? Nếu bạn không tin tưởng nước sở tại thì sao bạn lại chọn đó là nơi mình du học?

Đã là dịch bệnh toàn cầu, bạn ở đâu thì bạn cũng có khả năng nhiễm. Quyết chạy dịch, trốn dịch bằng cách tiếp xúc với cả nghìn người thì thực sự là suy nghĩ nông cạn.

Cũng theo H.H.V, trong “làn sóng” nhiều du học sinh lũ lượt về nước trốn dịch, rất nhiều người thể hiện thái độ lo lắng, thậm chí thương hại những du học sinh chấp nhận ở lại nước sở tại.

"Tôi chỉ muốn nói cảm ơn mọi người đã quan tâm, nhưng tôi và nhiều du học sinh Pháp không chỉ ổn, mà đang rất ổn. Chúng tôi đang thấy ổn hơn bao giờ hết. Ngày ngủ thừa 9 tiếng, ăn đủ 3 bữa; sáng ra ban công hít thở, tối chui vào phòng đọc truyện xem phim, chiều chiều túm năm tụm ba ăn uống, tụ tập, đàn ca với các anh chị cùng phòng. Cuộc sống đang tuyệt vời hơn bao giờ hết nên mọi người không phải lo lắng. Chúng tôi đang sống rất vui khỏe và có ích với phương châm được Nguyễn Bỉnh Khiêm truyền đạt: "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".

TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.