Đức có thật sự muốn cứng rắn với Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock muốn có một chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz có thể sẽ không ủng hộ.
Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz thời còn là Bộ trưởng Tài chính và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. (Ảnh: Tagesspiegel)
Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz thời còn là Bộ trưởng Tài chính và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. (Ảnh: Tagesspiegel)

Coi Trung Quốc là "đối thủ mang tính hệ thống"

Một trong những thành tựu chính của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel khi còn nắm quyền, đó là thiết lập mối quan hệ đối tác thiết yếu với Trung Quốc. Bà Merkel coi Trung Quốc là đối tác kinh tế không thể thiếu cho sự thịnh vượng của Đức và châu Âu.

Tuy nhiên, chính phủ mới của Đức gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh - còn được gọi là Liên minh “đèn giao thông”, nhiều khả năng sẽ thực hiện nhiều thay đổi trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Đức có thật sự muốn cứng rắn với Trung Quốc? ảnh 1
(Từ trái sang): Chủ tịch đảng Xanh Annalena Baerbock, ứng cử viên thủ tướng của SPD Olaf Scholz và Chủ tịch FDP Christian Lindner phát biểu sau khi các cuộc đàm phán thăm dò kết thúc, tại Berlin, Đức ngày 15/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thỏa thuận liên minh cầm quyền giữa đảng Xanh, SPD và FDP nêu rõ rằng, mối quan hệ với Mỹ cần được “đổi mới và năng động hóa”, trong khi xác định chính sách với Trung Quốc là “quan hệ đối tác, cạnh tranh và đối thủ mang tính hệ thống”. Thoả thuận cũng cũng cam kết vạch ra một “chiến lược Trung Quốc toàn diện”, nhằm "hiện thực hóa giá trị và lợi ích của Đức trong cuộc cạnh tranh có hệ thống với Trung Quốc." Ngoài ra, thoả thuận cũng đề cập tới vấn đề Đài Loan, nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc được coi là "đối thủ mang tính hệ thống" trong một thỏa thuận liên minh của Đức.

Vào ngày 1/12, bà Annalena Baerbock, đồng Chủ tịch đảng Xanh, tân ngoại trưởng Đức cũng tuyên bố Đức sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, và sẽ giải quyết dứt khoát những bất đồng giữa 2 nước.

Bà Baerbock thậm chí còn đề xuất lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm từ Tân Cương, và không loại trừ khả năng sẽ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Olympic 2022 tại Bắc Kinh.

Phía Trung Quốc hôm 24/11 đã cảnh báo chính phủ mới của Đức không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của nước này, và nên thực hiện chính sách thân thiện với Bắc Kinh như thời bà Merkel.

"Tất cả các chính phủ Đức trước đây đều ủng hộ chính sách một Trung Quốc và tôi hy vọng chính phủ mới của Đức sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 24/11, nhấn mạnh rằng Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương là các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Đức có thật sự muốn cứng rắn với Trung Quốc? ảnh 2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 24/11. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Có thể thấy, chính phủ mới của Đức sẵn sàng chấp nhận sự xung đột với Trung Quốc, khác hẳn với cựu Thủ tướng Angela Merkel. Những chính sách thân thiện với Trung Quốc trong quá khứ dường như đã lỗi thời.

Sự thay đổi này có thể sẽ được Liên minh châu Âu (EU) chào đón, ngoại trừ một số nước thành viên tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp tại châu Âu khả năng cao cũng sẽ không hài lòng với lập trường cứng rắn của Đức, bởi họ cho rằng mình đang gặp bất lợi tại thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, những doanh nghiệp Trung Quốc đang hưởng lợi từ sự tiếp cận không hạn chế vào thị trường nội địa châu Âu. Hơn nữa, những cáo buộc chống lại hành vi của Trung Quốc ở Tân Cương đã khiến Nghị viện EU đóng băng thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc.

Theo Thomas O. Falk, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Đức tại The Diplomat, Berlin dường như đang theo sát Washington vào một cuộc xung đột có hệ thống với Bắc Kinh. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các nước châu Âu cùng Mỹ đối đầu với Trung Quốc. Việc bà Merkel nghỉ hưu đem đến thời cơ chín muồi cho Mỹ, nhất là khi 2 trong số 3 đảng của chính phủ mới tại Đức đã lâu không nắm quyền, đó là đảng Xanh và FDP. Họ sẽ muốn khẳng định mình trên trường quốc tế bằng những lập trường và quan điểm rõ ràng, và việc đứng về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc là một trong số đó.

Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không ủng hộ?

Tuy nhiên, Đức vẫn chưa rõ ràng về cách thức và mức độ thực hiện chính sách với Trung Quốc. Sẽ chỉ có những lời chỉ trích gay gắt, hay Berlin sẽ gây áp lực về kinh tế với Bắc Kinh, hoặc thậm chí là cô lập Bắc Kinh với phương Tây? Vẫn chưa có câu trả lời nào cho các câu hỏi trên. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, 16 năm hợp tác kinh tế giữa Đức và Trung Quốc dưới thời bà Merkel không thể bị chấm dứt dễ dàng, mà không gây tổn hại nào cho nền kinh tế Đức.

Có một yếu tố sẽ quyết định việc Đức sẽ được và mất gì trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, đó là mức độ tham gia của thủ tướng vào lĩnh vực đối ngoại của đất nước.

Đức có thật sự muốn cứng rắn với Trung Quốc? ảnh 3

Lãnh đạo đảng SPD, tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP.

Theo Luật cơ bản của CHLB Đức, thủ tướng là người quyết định các chính sách của chính phủ và chịu trách nhiệm về nó. Bên cạnh đó, mỗi bộ trưởng quản lý và chịu trách nhiệm về lĩnh vực của họ một cách độc lập. Tuy nhiên, thủ tướng vẫn có thể tác động đến chính sách của các bộ với nhiều mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc vị thủ tướng đó có tính cách như thế nào.

Ví dụ, Konrad Adenauer, Willy Brandt, Helmut Schmidt, Helmut Kohl, và đặc biệt là Angela Merkel là những vị thủ tướng đã tạo nên những điểm nhấn mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Đức, trong khi các thủ tướng Ludwig Erhard và Kurt Georg Kiesinger gần như không liên quan.

Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz là một người thực dụng, giống người tiền nhiệm Angela Merkel, ông Thomas O. Falk nhận xét. Không chỉ vậy, trong chiến dịch tranh cử của mình, ông luôn xuất hiện dưới tư cách một người thừa kế và phát huy những di sản của bà Merkel. Do đó, ông Olaf Scholz nhiều khả năng sẽ trực tiếp quyết định chính sách đối ngoại của Đức giống người tiền nhiệm. Và việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc tại thời điểm này là điều khó xảy ra.

Điều này đặt Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock vào thế khó. Một mặt, bà sẽ phải đại diện cho đảng Xanh để thực hiện chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc. Mặt khác, bà vẫn phải tuân thủ nguyên tắc do thủ tướng Olaf Scholz áp đặt.

Do đó, chuyên gia Thomas O. Falk nhận định rằng, lập trường cứng rắn của Đức với Trung Quốc có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Olaf Scholz, bất chấp các mục tiêu của thỏa thuận liên minh.

Theo The Diplomat
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.
Ảnh minh họa
Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các kỳ thi, tuyển sinh
(Ngày Nay) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng 2 Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
Ảnh minh họa
Mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 8-9/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng. Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Từ đêm 9/5, mưa lớn giảm dần. Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi phát biểu tại buổi lễ (Ảnh VOV)
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể tại LB Nga
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Đại sứ quán Việt Nam ở LB Nga đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật người Việt Nam tại LB Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Tham dự buổi lễ có đông đủ cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại LB Nga.