G7 lên tiếng về Biển Đông, TQ đáp lại bằng gièm pha, dọa nạt

Trung Quốc cho rằng G7 đã phớt lờ Nhật Bản, nhưng ngay sau đó lại quay sang hù dọa cả G7.
G7 lên tiếng về Biển Đông, TQ đáp lại bằng gièm pha, dọa nạt

Hôm quan, 5/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung QuốcHồng Lỗi lại một lần nữa sử dụng lại tuyên bố cũ rích “các nước ngoài khu vực cần tôn trọng sự thật khách quan, giữ thái độ công bằng”.

G7 lên tiếng về Biển Đông, TQ đáp lại bằng gièm pha, dọa nạt - anh 1
G7 lên tiếng về Biển Đông, TQ đáp lại bằng gièm pha, dọa nạt

Ông Hồng còn tuyên bố: “Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp lại hành động khiêu khích của một số ít nước cố ý xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc”.

Những phát ngôn này của Hồng Lỗi là nhằm vào tuyên bố trước đó của khối G7, được đưa ra sau hội nghị tại Brussels tối ngày 4/6.

Tuyên bố này viết: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông". Các lãnh đạo nhóm G7 cũng khẳng định sẽ "chống lại bất kỳ hành động đơn phương của bất cứ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc chủ quyền trên biển bằng biện pháp hăm dọa, gây hấn hoặc vũ lực".

G7 kêu gọi các bên "tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề một cách ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế", đồng thời nhấn mạnh "tầm quan trọng của tự do hàng hải và tự do hàng không, cũng như công tác quản lý lưu thông hàng không dân sự dựa trên luật pháp quốc tế, các quy tắc và chuẩn mực của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế".

Sau khi G7 đưa ra tuyên bố nói trên, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nhóm "đã nhận thức được" quan ngại của Nhật Bản về căng thẳng hiện nay trênBiển Đông.

Để đáp lại, phía Trung Quốc đã huy động tổng lực giới truyền thông để công kích Nhật Bản. Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 5/6 có đăng tải một bài xã luận cho rằng nhóm G7 đã không đứng về phía Nhật trong vấn đề Biển Hoa Đông và gọi đây là "cú đánh vào nỗ lực của giới chức và truyền thông Nhật Bản nhằm truyền bá tư tưởng chống Trung Quốc trước thềm hội nghị".

Theo bài viết này, tuyên bố chung của G7 đã "không nhắc tên của bất kỳ nước cụ thể nào" và như vậy, có thể coi đây là lời "cảnh báo đối với một Nhật Bản đang theo hướng thiên hữu".

Nhân dân Nhật báo còn ngang nhiên cho rằng các thành viên G7, đặc biệt là Đức, Pháp, Anh, có "quan hệ song phương đặc biệt với Trung Quốc", nên chẳng dại gì đứng ra đỡ đạn cho Nhật.

Thế nhưng, ngay sau đó, dường như không đủ tự tin về cái mà họ gọi là "quan hệ song phương đặc biệt" kia, Nhân dân Nhật báo lại răn đe các nước G7 rằng nếu muốn tốt cho châu Á thì nên "cẩn thận trước tham vọng dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản và tìm cách kiềm chế chính sách phiêu lưu mạo hiểm của nước này".

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.