Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị bắt, Bộ Giáo dục có vô can trong kiểm soát đào tạo văn bằng 2?

Các quy định chặt chẽ tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?
Trường ĐH Đông Đô dù không được đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chiêu sinh và cấp bằng cho hàng trăm sinh viên.
Trường ĐH Đông Đô dù không được đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chiêu sinh và cấp bằng cho hàng trăm sinh viên.

Theo cơ quan điều tra, dù không được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng Trường ĐH Đông Đô vẫn có phôi bằng để hợp thức hóa hàng nghìn văn bằng.

Trong khi đó, theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc đào tạo văn bằng 2 quy định rõ, việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT và đối với những ngành đã được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.

Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đề nghị về chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện.

Để hợp lý hóa hồ sơ cấp văn bằng 2, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1 đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ) và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học.

Kể từ năm 2016, trường này đã tuyển sinh hàng nghìn học viên. Nhờ vậy, trường đã thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Mặc dù tại Luật Giáo dục Đại học năm 2012, các trường đại học được mở rộng phạm vi thực hiện quyền tự chủ, nhưng riêng với đào tạo văn bằng 2 vẫn được Bộ quản lý và giám sát chặt chẽ.

Cụ thể, chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải gửi báo cáo danh sách tuyển sinh; một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học phải gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản để theo dõi.

Chặt chẽ như vậy, tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?

Tự chủ đại học là mong muốn của các nhà làm luật nhằm phát huy nội lực của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, quyền tự chủ này cần phải được gắn liền với trách nhiệm giải trình và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT. Có như vậy, các trường được tự chủ mới không thể tự tung tự tác, lợi dụng những kẽ hở để trục lợi trái quy định.

Có hay không sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý?

ThS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong vụ việc này không đơn giản là câu chuyện một trường tự đào tạo hàng nghìn học viên qua nhiều năm mà Bộ không hề hay biết và không có sự quản lý.

“Theo quy định, hàng năm các cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo tổng số chỉ tiêu tuyển sinh, lượng trúng tuyển, lượng tốt nghiệp, lượng phôi văn bằng đã in, sử dụng... Do vậy, không có chuyện trường đào tạo "chui" mà Bộ không biết. Cơ quan điều tra cần phải làm rõ việc trường này có báo cáo đầy đủ với Bộ GD-ĐT hay không; nếu có thì nội dung báo cáo có chuẩn xác không?

Với các đơn vị tổ chức liên quan, kể cả đơn vị quản lý, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét có thực hiện hết trách nhiệm quản lý, giám sát hay không và việc báo cáo kiểm tra thể hiện qua những văn bản, tài liệu nào,…”

“Yếu tố quan trọng là phải xác định bằng do Trường ĐH Đông Đô cấp có phải là “giả” không. Nếu cơ quan công an làm rõ bằng đại học do trường này cấp là tài liệu giả (giả về con dấu, giả về thẩm quyền cấp bằng, giả về phôi, giả về người có thẩm quyền ký hay nội dung bị tẩy sửa,…) thì người cấp và sử dụng bằng giả có nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Cường nói.

Trước những sai phạm của Trường ĐH Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trước hết Bộ GD-ĐT cần chủ động kiểm tra và làm rõ trách nhiệm về phía mình.

“Chắc chắn có khe hở từ phía Bộ GD-ĐT nên các trường mới có thể lợi dụng điều đó để trục lợi. Với trình độ in hiện tại, muốn làm dối phôi bằng không hề khó. Cho nên, dù việc này đã được phân quyền về các trường nhưng trách nhiệm của Bộ vẫn phải thường xuyên thanh tra, giám sát. Nếu làm chặt chẽ điều này, việc phát hiện ra sai phạm là không khó. Nhưng vừa qua, việc phát hiện sai phạm phía trường Đông Đô của Bộ lại bị chậm”.

Xử lý như thế nào với những bằng đã cấp?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay, các học viên học văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường này có thể chia làm hai nhóm: không thi tuyển và "học thật, thi thật".

Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh từ năm 2016 và công khai trên website của nhà trường, có thu học phí, có tổ chức lớp học, thi cử có kết quả thi.

Do vậy, những người học tham gia thi tuyển sinh, tham gia học tập đào tạo theo đúng nội dung chương trình, “học thật thi thật”; họ không biết được những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ nhà trường thì những học viên này phải được đảm bảo quyền lợi cấp bằng.

Còn trường hợp thứ hai là những người bỏ tiền ra để nhà trường hợp thức hóa hồ sơ, cấp bằng tốt nghiệp dù không tham gia học tập hay thi tuyển thì đương nhiên là không hợp pháp. Trường hợp này cần phải xử lý nghiêm minh và thu hồi toàn bộ bằng, chứng chỉ đã được cấp.

Theo Vietnamnet
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).