Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây

[Ngày Nay] - Năm nay đã học lớp 3 nhưng Nguyễn Như Quỳnh (ngoại thành Hà Nội) kể rằng, suốt từ năm học lớp 1, em gần như không đi vệ sinh ở trường vì nhà vệ sinh luôn bốc mùi khai nồng nặc, nhất là sau mỗi giờ ra chơi… Đây cũng là ám ảnh chung của rất nhiều học sinh trên cả nước.
Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây

Trên 11.000 nhà tạm bợ, nhờ, mượn

Cô giáo Đỗ Uyên Thiên Minh - Hiệu trưởng trường Mầm non Xy (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lúc nào cũng trăn trở chuyện trường không có nhà vệ sinh tử tế cho học sinh. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc trẻ vì học sinh lứa tuổi mầm non thường xuyên đi vệ sinh. “Các giáo viên phải cho các con đi vệ sinh vào bô rồi bê bô vòng ra sau trường để đổ, vừa mất nhiều thời gian, vừa không đảm bảo vệ sinh trường học” - cô Minh chia sẻ.

Tôi đã trực tiếp đi nhiều nơi và thấy các trường không chú ý vấn đề này. Có trường rất khang trang nhưng trần đầy mạng nhện, vườn đầy cỏ dại… Nhà vệ sinh xây mới đẹp chuẩn, sáng vẫn sạch nhưng đến trưa là bẩn. Trong Năm điều Bác Hồ dạy, có ‘giữ gìn vệ sinh thật tốt’. Đây cũng chính là dạy làm người. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Theo cô giáo Minh, nhà vệ sinh trường học không đảm bảo khiến việc giữ vệ sinh môi trường học đường cũng bị hạn chế. Với bậc mầm non thì điều này càng là vấn đề quan trọng hơn vì khả năng đề kháng của các cháu nhỏ kém hơn và dễ bị mắc các bệnh có tính lây nhiễm cao như tiêu chảy, chân tay miệng, thủy đậu...

Bất cập này không phải chỉ có các giáo viên ở Quảng Trị trải nghiệm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 188.000 nhà vệ sinh học sinh ở các cấp học, từ mầm non đến THPT, trong đó có 67% nhà vệ sinh kiên cố. Trong tất cả các cấp học từ mầm non đến THPT thì nhà vệ sinh ở cấp tiểu học có tỷ lệ kiên cố thấp nhất với chỉ gần 58%; tiếp đến là THCS hơn 67%, mầm non hơn 70% và THPT cao nhất, hơn 80%.

Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây ảnh 1

Nhà vệ sinh ở nông thôn khiến học sinh sợ hãi…

Tỷ lệ nhà vệ sinh kiên cố đặc biệt thấp ở các tỉnh khu vực miền núi. Số nhà vệ sinh học sinh kiên cố của tỉnh Cà Mau chỉ chiếm 20,7%. Tỷ lệ này ở Kon Tum 24%, Yên Bái 29,5%; Tuyên Quang là 33,6%; Cao Bằng 36,5%, Quảng Nam 37%, Quảng Trị 39,8%, Gia Lai 34%. Thấp đỉnh điểm là số nhà vệ sinh kiên cố ở Lai Châu chỉ vẻn vẹn có 7,3%.

Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước còn tới 9.360 nhà vệ sinh trường học tạm bợ, hơn 1.700 nhà vệ sinh trường học học sinh phải đi nhờ, mượn. Số nhà vệ sinh tạm, nhờ, mượn của tỉnh Điện Biên chiếm đến trên 40%.

Ngay tại Thủ đô Hà Nội, bên cạnh những nhà vệ sinh khang trang hiện đại như trong các trung tâm thương mại thì vẫn còn đến trên 400 nhà vệ sinh học sinh là nhà tạm hoặc phải đi nhờ, mượn.

Điều đáng nói là đại đa số nhà vệ sinh tạm bợ, nhờ, mượn lại ở bậc mầm non - bậc học cần đến nhà vệ sinh nhất. Thống kê cho thấy trong tổng số gần 9.360 nhà vệ sinh là nhà tạm có gần 7.900 nhà vệ sinh ở bậc mầm non và tiểu học. Trong tổng số hơn 1.700 nhà vệ sinh học sinh nhờ, mượn thì riêng cấp mầm non có tới hơn 1.400 nhà vệ sinh, chiếm tới 83%.

Điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho thấy, 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh bắt nguồn từ trường học. Tình trạng nhà vệ sinh bẩn, xuống cấp trầm trọng tại nhiều trường mầm non, tiểu học, THCS hiện nay gây nguy cơ nhiễm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi đến trường.

Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây ảnh 2

Còn theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh tay, chân, miệng chủ yếu bùng phát vào mùa tựu trường, tháng 9 hàng năm. Bác sỹ Phạm Hùng - Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trường học là nơi tập trung đông trẻ em, nên việc vệ sinh trường học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cao như tiêu chảy, tay chân miệng.

Tuy nhiên, việc nhà vệ sinh chưa đảm bảo, thiếu nước sạch, lại tập trung chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học là nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại bệnh, đặc biệt trong các giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Nhà vệ sinh bẩn, bốc mùi khiến học sinh nhịn không giám đi vệ sinh cũng là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh khác. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, trẻ nhịn tiểu làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, mất nước và nhiễm trùng bàng quang do các em không uống đủ lượng nước trong ngày. Điều này cũng làm giảm hứng thú tới trường, giảm khả năng tập trung học tập của các em.

Cần 40.000 tỷ xây nhà vệ sinh trường học

Những bất cập trong vấn đề nhà vệ sinh trường học đã kéo dài nhiều năm qua, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe học sinh.

Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây ảnh 3
Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây ảnh 4
Nhà vệ sinh trường học: Mầm bệnh bủa vây ảnh 5

Trong khi nhà vệ sinh ở nội thành Hà Nội hiện đại chẳng khác WC trong trung tâm thương mại

Lo lắng về vấn đề này, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ hồi tháng 4/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về nhà vệ sinh trường học: “Đây là việc liên quan đến tính mạng, sức khỏe của các em, các cháu. Là việc lớn hay việc nhỏ?”.

Thủ tướng đề nghị các ban ngành quan tâm bảo đảm cơ sở vật chất trường học, ngay từ những việc rất cụ thể như khắc phục tình trạng nhà vệ sinh trường học bẩn thỉu, hôi hám.

Thủ tướng giao cho các cơ quan chức năng kiểm tra thực tế đã làm được bao nhiêu nhà vệ sinh cho học sinh, bao nhiêu nhà vệ sinh cho giáo viên. Không thể để diễn ra tình trạng trường học to đẹp, đồ sộ mà công trình phụ thì không quan tâm.

Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành giáo dục phải phát động phong trào thi đua nhằm huy động mọi nguồn lực để làm nhà vệ sinh và sửa chữa nhà vệ sinh ở các trường học, không để tình trạng học sinh không dám uống nước, không dám đi vệ sinh vì nhà vệ sinh quá bẩn.

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tổng rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học, tăng cường cơ sở vật chất; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục. Trong năm học 208-2019, Bộ đặt việc xây dựng nhà vệ sinh trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, làm sao để kêu gọi xã hội hóa hiệu quả khi ngân sách Nhà nước có hạn?

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “Thống kê cho thấy cần 40.000 tỷ để xây nhà vệ sinh trường học. Ngân sách Nhà nước ở đâu ra? Tôi đề nghị tất cả các trường đừng dấu, cứ báo cáo thật sự về hiện trạng nhà vệ sinh. Tất cả các nhà vệ sinh phải được chụp ảnh cụ thể và cần có địa chỉ để các trường gửi lên cho toàn xã hội thấy. Chúng ta kêu gọi không chỉ chính quyền địa phương mà cả cộng đồng làm sao có nhà vệ sinh đủ đảm bảo, để học sinh không đến nỗi sợ không dám đi.”

Giải bài toán vận hành

Cần phải có nhà vệ sinh đảm bảo, đó là yêu cầu cấp thiết, nhưng cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vấn đề quan trọng hơn nữa là sau khi có nhà vệ sinh, phải làm tốt khâu vận hành, phải dạy học sinh thói quen giữ gìn nhà vệ sinh sạch, đẹp để duy trì nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe.

“Tôi đã trực tiếp đi nhiều nơi và thấy các trường không chú ý vấn đề này. Có trường rất khang trang nhưng trần đầy mạng nhện, vườn đầy cỏ dại… Nhà vệ sinh xây mới đẹp chuẩn, sáng vẫn sạch nhưng đến trưa là bẩn. Trong Năm điều Bác Hồ dạy, có ‘giữ gìn vệ sinh thật tốt’. Đây cũng chính là dạy làm người” – Phó Thủ tướng chia sẻ.

Vận hành nhà vệ sinh trường học sao cho đảm bảo cũng là vấn đề thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở xác định việc cải tạo sửa chữa các nhà vệ sinh trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới. Trong năm 2018, các quận, huyện đề xuất kế hoạch và triển khai phân bổ hơn 40 tỷ đồng cho 5 huyện khó khăn, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh cấp tiểu học và THCS. Trước đó, một số quận, huyện của Hà Nội cũng đã đầu tư xây dựng nhà vệ sinh tiền tỷ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để giải quyết bức xúc của học sinh, phụ huynh về việc nhà vệ sinh quá bẩn, không chỉ cần có cơ sở vật chất tốt mà vấn đề quan trọng hơn nữa là khâu vận hành, nhất là khi Hà Nội chịu áp lực rất lớn về sỹ số học sinh. Một trường có hàng nghìn học sinh nên chỉ sau giờ ra chơi, nhà vệ sinh đã rất bẩn và bốc mùi.

Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã có mô hình thuê đơn vị chuyên biệt để quản lý nhà vệ sinh với các trường học trên địa bàn quận. Tuy nhiên, thực tế kiểm tra thấy vẫn chưa được tốt.

“Chỉ khi nào giáo viên và học sinh tham gia tích cực vào công tác vệ sinh thì lúc đó mới có hiệu quả. Nếu chỉ có đầu tư mà không quản lý tốt thì cũng không đạt kết quả như mong đợi,” ông Quý nói.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh, các công trình nước sạch đúng cách nhằm bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp trong các cơ sở giáo dục.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.