Hàng triệu người dân châu Á gặp nguy vì băng tan ở vùng 'cực thứ 3'

Một trong những tác động ác liệt nhất của tình trạng biến đổi khí hậu ở châu Á là hiện tượng băng tan ở khu vực dãy núi Hindu Kush Himalaya, nơi bắt nguồn 10 con sông chính.
Những người leo núi đi trên sông băng Baltoro ở dãy núi Karakoram thuộc Pakistan hôm 7-9-2014. Ảnh: Reuters
Những người leo núi đi trên sông băng Baltoro ở dãy núi Karakoram thuộc Pakistan hôm 7-9-2014. Ảnh: Reuters

Nhiệt độ ở vùng núi rộng lớn này đã tăng nhanh hơn so với trung bình toàn cầu, đẩy nhanh hiện tượng băng tan, giúp cung cấp nước cho nông dân, nhà máy thủy điện và nước uống cho hàng triệu người.

Các con sông chính gồm sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Ấn và sông Mekong trong tình trạng gây nguy cấp cho nền kinh tế khu vực và nhu cầu về nước thì càng tăng lên do sự gia tăng dân số.

Khu vực dãy núi Hindu Kush Himalaya bao gồm toàn bộ các dãy núi cao của Trung Á, Nam Á và Nội Á với hàng ngàn sông băng, kéo dài từ Afghanistan đến Myanmar và cả cao nguyên Tây Tạng.

"Tổ hợp các dãy núi cao bao la mang đến một trong những nguồn tái tạo nước sạch lớn nhất thế giới. Vùng Himalaya có các nguồn dự trữ nước lớn nhất ở trong các dạng băng tuyết bên ngoài các vùng cực. Đó là lý do vì sao khu vực này được gọi là vùng cực thứ 3" – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Anjal Prakash ngành Nguồn nước Khu vực tại trường đại học Cao cấp TERI ở Ấn Độ cho biết.

Có khoảng 250 triệu người sinh sống tại khu vực và hơn 1,65 tỉ người dựa vào các dòng sông ở hạ lựu. Mối nguy hiểm từ việc băng tan nhanh sẽ bước đầu nâng cao mực nước trong vài thập niên tới. Nước băng tan bồi vào các con sông sau đó sẽ giảm xuống khi các tảng băng co rút lại.

Dự án hợp tác khoa học Nghiên cứu Nước và Phục hồi, Điều chỉnh Himalaya (HI-AWARE) tính toán cho thấy việc tiêu thụ nước ở khu vực hạ lưu sông Ấn, sông Hằng, và sông Brahmaputra dự kiến sẽ tăng 24%, 42% và 107% trong suốt thế kỷ này. Nước dùng cho mục đích nội địa và công nghiệp sẽ tăng 3-7 lần.

Hàng triệu người dân châu Á gặp nguy vì băng tan ở vùng 'cực thứ 3' ảnh 1

Khu vực dãy núi Hindu Kush Himalaya bao gồm toàn bộ các dãy núi cao của Trung Á, Nam Á và Nội Á. Ảnh: Guardian

Ông Prakash cho biết thậm chí mục đích tham vọng nhất của Thỏa thuận Khí hậu Paris năm 2015 giới hạn mức độ nóng lên toàn cầu là 1,5 độ C vào cuối thế kỷ nhưng nhiệt độ của vùng Hindu Kush Himalaya sẽ tăng 2,1 độ C và 1/3 băng thế giới sẽ tan chảy.

Nếu nỗ lực cải thiện khí hậu của toàn cầu thất bại, tình trạng tỏa nhiệt hiện nay sẽ dẫn đến việc ấm thêm đến 5 độ C và 2/3 băng của khu vực sẽ biến mất trước năm 2100.

Tình trạng cấp bách cần tăng cường việc hợp tác và quản lý nguồn nước của khu vực nhưng điều này đang thiếu sót vì các chính phủ không tin tưởng nhau, theo tiến sĩ Prakash.

Ông nói: "Việc này dẫn đến sự quản lý nguồn nước không hiệu quả và đầy đủ gần như ở mọi cấp độ trong khu vực Hindu Kush Himalaya. Có 8 quốc gia chia sẻ vùng biên giới Hindu Kush Himalaya nhưng hầu hết các nước không quan tâm quản lý nguồn nước với sự chú ý về hợp tác lâu dài để quản lý nguồn nước tốt hơn".

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.