Ủy ban bầu cử trung ương cho biết gần 78% số phiếu được tính trên toàn quốc, quốc gia lớn nhất thế giới đã ủng hộ thay đổi hiến pháp. Chỉ hơn 21% đã bỏ phiếu chống lại, nó nói.
Bà Ella Pamfilova, người đứng đầu CEC, cho biết gần 65% cử tri Nga đã đi bỏ phiếu nhằm sửa đổi hiến pháp.
Chủ tịch CEC lưu ý rằng số lượng vi phạm cực kỳ thấp đã được phát hiện trong quá trình bỏ phiếu và cho biết hình thức bỏ phiếu trực tuyến ở Moscow và Vùng Nizhny Novogorod được người dân ưa chuộng.
Cuộc bỏ phiếu được tiến hành nhằm sửa đổi hiến pháp năm 1993 của Nga, trong đó bao gồm quy định cấm hôn nhân đồng tính, đặt trẻ em là ưu tiên trong chính sách đối nội của Nga và bảo vệ quỹ lương hưu.
Mikhail Volkov, cư dân Mosow cho biết ông đã bỏ phiếu để ủng hộ cải cách. "Chúng tôi cần những thay đổi căn bản và tôi ủng hộ điều này", Volkov nói.
Vào ngày 1/7, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã đi bỏ phiếu tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moscow.
Nhà lãnh đạo đã không đeo khẩu trang hoặc đi găng tay, nhưng điểm bỏ phiếu này đã được khử trùng kỹ lưỡng từ trước.
Ông Putin (67 tuổi) là nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Nga hiện đại. Ông đã không đề cập đến việc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến quyền lực của mình trong bài phát biểu hôm thứ Ba tại điểm bỉ phiếu.
Tổng thống Nga nói rằng ông vẫn chưa quyết định về tương lai của mình. Trong khi một số nhà quan sát chắc chắn rằng ông Putin sẽ tiếp tục tranh cử sau khi nhiệm kỳ này kết thúc vào năm 2024, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo kỳ cựu này vẫn đang để ngỏ các lựa chọn trong tương lai.