Họa tiết hoa mộc lan đã được nhóm tác giả phân tích trong cuốn “The Lamps of Louis Comfort Tiffany” (tạm dịch: Những cây đèn của Louis Comfort Tiffany).
Loài mộc lan xuất hiện trong tất cả các tác phẩm của Louis Comfort Tiffany đều là loài Magnolia Soulangiana, một giống mộc lan châu Á được lai tạo ở Pháp và sau đó được du nhập vào Hoa Kỳ đầu thế kỷ 19.
Bình hoa với họa tiết hoa mộc lan nhận được sự quan tâm đặc biệt tại Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1893. |
Họa tiết hoa mộc lan được giới thiệu lần đầu năm 1906 sau khi công bố Bảng giá (tổng hợp các mẫu và giá thành của đèn Tiffany do Tiffany Studios sản xuất), và chính thức nằm trong Bảng giá đầu mùa thu năm 1910. Sau khi ra mắt, hoa mộc lan vẫn là một mẫu được ưa chuộng và tiếp tục được sản xuất cho đến năm 1924.
Các cánh hoa mộc lan được tạo nên bằng kính drapery (tạm dịch: kính xếp nếp), một loại kính đúc được các công nhân của Tiffany Studios tạo ra để bắt chước các nếp gấp vải. Bề mặt gợn sóng của kính tạo hiệu ứng thú vị cho những bông hoa mộc lan nở rộ ngay cả khi tắt đèn.
Sắc thái màu sắc của hoa mộc lan và màu nền của chao đèn có sự khác biệt. |
Sắc thái màu sắc của hoa mộc lan có sự khác biệt lớn. Đôi khi hoa có màu trắng kem, vài bông nhuốm màu xanh lá cây mềm mại hoặc màu tím hoa cà; thỉnh thoảng lại có bông màu vàng hoàng yến điểm thêm những vệt hồng sặc sỡ.
Màu nền của chao đèn cũng khác nhau đáng kể. Màu xanh được biến đổi đa dạng, từ xanh lam dịu nhẹ như nước đến xanh da trời tươi sáng. Để miêu tả các nhánh cây ở xa, Louis Comfort Tiffany sử dụng các vệt màu xám đậm.
Những cây đèn với họa tiết hoa mộc lan vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay. |
Những cây đèn với họa tiết hoa mộc lan vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay. Chúng không chỉ là vật chiếu sáng mà còn là các tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của người thợ kim hoàn.