Italy đạt thỏa thuận về cải cách tư pháp

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ Italy ngày 29/7 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách hệ thống tư pháp đang gây tranh cãi, dường như chấm dứt nhiều tuần xích mích trong liên minh đa đảng của Thủ tướng Mario Draghi.
Italy đạt thỏa thuận về cải cách tư pháp

Người phát ngôn của Thủ tướng Draghi đã tweet sau cuộc họp kéo dài gần hết ngày rằng "nội các đã nhất trí thông qua các điều chỉnh kỹ thuật do chính phủ đề xuất".

Chính phủ cho biết rằng theo thỏa thuận trên, những thay đổi do Bộ trưởng Tư pháp Italy Marta Cartabia đề xuất sẽ không áp dụng theo cùng một cách đối với các hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm có tổ chức, khủng bố, bạo lực tình dục hoặc buôn bán ma túy và chúng sẽ được loại bỏ dần dần trong thời gian 3 năm.

Hệ thống tư pháp Italy có ba cấp phán quyết, có nghĩa là các bị cáo có thể hai lần kháng cáo. Do đó tại Italy có nhiều vụ án bị hết hạn do giới hạn thời hiệu hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào khác. Chính phủ trước đã quyết định loại bỏ giới hạn thời gian truy tố sau khi có phán quyết ban đầu, khi lập luận rằng nhiều đối tượng phạm tội, đặc biệt là tội phạm "cổ cồn trắng", tìm cách trốn tránh công lý bằng cách sử dụng các thủ pháp pháp lý để trì hoãn các thủ tục của tòa án.

Đề xuất cải cách mới của Bộ trưởng Cartabia, nhằm giảm lượng án tồn đọng và đẩy nhanh quá trình tố tụng tại tòa án, sẽ "đóng băng" thời hiệu vào cuối phiên tòa đầu tiên nhưng đặt ra giới hạn thời gian nghiêm ngặt cho hai lần kháng cáo. Theo đề xuất của nữ Bộ trưởng, hiện đã được sửa đổi trong nội các, nếu lần kháng cáo đầu tiên không được hoàn thành trong 2 năm và lần thứ hai trong một năm, tất cả các vụ án, trừ những vụ bị trừng phạt bằng mức án chung thân, sẽ hết hiệu lực mà không có phán quyết, trừ phi các thẩm phán cấp phép đặc biệt để tiếp tục xét xử.

Cải cách tư pháp là lĩnh vực gây tranh cãi nhất trong nhiều thập kỷ của nền chính trị Italy, và việc "đại tu" hệ thống tư pháp là một những biện pháp mà Thủ tướng Draghi đã hứa hẹn với Liên minh châu Âu để nước này có thể nhận nhiều tỷ euro trong Quỹ Phục hồi.

Phong trào 5 Sao, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền, đã yêu cầu thay đổi cải cách do Bộ trưởng Cartabia đề xuất, đã được thông qua trong nội các vào ngày 8/7, nhưng vẫn chưa được thông qua tại quốc hội. Phần gây tranh cãi nhất của cải cách tư pháp là việc sửa đổi quy định về thời hiệu, tự động tạm dừng các phiên tòa nếu không đưa ra được phán quyết trong một thời hạn nhất định kể từ khi tội phạm được thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.