Vào đầu thời kỳ Minh Trị (1868 - 1912) - thời kỳ khai hóa văn minh, phụ nữ Nhật Bản được tiếp nhận ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ, tư tưởng về tự do dân chủ, tình yêu hạnh phúc và nam nữ bình đẳng.
Một buổi huấn luyện quân sự |
Từ thời cận đại đến nay, phụ nữ Nhật Bản tham gia vào các hoạt động tự do dân quyền, phát động các phong trào nữ quyền. Người lãnh đạo phong trào phụ nữ coi việc tham gia vào bộ máy chính quyền, tham gia vào việc lập ra các chính sách phương châm của đất nước là con đường quan trọng để giải phóng phụ nữ, nâng cao địa vị chính trị của phụ nữ.
Buổi huấn luyện quân sự |
Bắt đầu từ việc gia nhập hàng ngũ công chức của chính phủ, người lãnh đạo phong trào phụ nữ đang từ phía đối lập đã đứng vào trong nội bộ của thể chế nhà nước.
Đoàn thể phụ nữ và phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của họ trong thể chế ấy dần biến chất, “hư hỏng”, không những đánh mất sự giỏi giang và nhuệ khí vốn có ban đầu, mà còn trở thành lực lượng ủng hộ đắc lực nhất và sự hậu thuẫn vững chắc cho thể chế nhà nước.
Phụ nữ Nhật tham gia sản xuất vũ khí |
Hội phụ nữ cứu quốc được thành lập trong thời kỳ chiến tranh trở nên lớn mạnh cùng với sự mở rộng và kéo dài của cuộc chiến tranh, Hội phụ nữ Nhật bắt đầu triển khai các hoạt động “hậu phương cống hiến cho tổ quốc” như: thăm hỏi quan binh, tiết kiệm yêu nước, cha con cùng đi giết giặc, gia đình báo quốc,…
Khai thác than dưới giếng |
Phụ nữ bình thường dưới sự tổ chức và lãnh đạo của hội phụ nữ thời chiến, bị ép phải gia nhập vào thể chế nhà nước thời chiến, cuối cùng trở thành kẻ đồng lõa với chủ nghĩa quân phiệt của bọn Phát xít Nhật đi ức hiếp, sát hại người của dân tộc nhỏ yếu.
Phụ nữ Nhật và đoàn thể phụ nữ tham gia vào thể chế chiến tranh vừa có sự chủ động, vừa bị động; bọn họ vừa là kẻ bị hại lại vừa là kẻ đi làm hại trong cuộc chiến tranh xâm lược.
Vì để loại bỏ nỗi lo "người nối dõi" sau khi binh sĩ ra trận, kích động cổ vũ ý chí chiến đấu của binh sĩ, phụ nữ trẻ Nhật tích cực thành hôn với những tân binh chuẩn bị ra trận.
Rất nhiều phụ nữ trẻ hưởng ứng lời kêu gọi đến Mãn Châu (Trung Quốc) lấy người Mãn và người Mông cổ để phát triển thế lực |
Phụ nữ Nhật và đoàn thể phụ nữ Nhật tuy không phải là thế lực phát động cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng cũng phải có trách nhiệm lịch sử trong cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác của Nhật.
Những bà mẹ coi việc cổ vũ con đi tàn sát sinh mệnh vô tội là hết lòng vì tổ quốc |
Hội phụ nữ cứu quốc Nhật Bản phát triển nhanh chóng theo sự mở rộng quy mô xâm lược của Nhật Bản. Số hội viên tăng lên chóng mặt, sau một năm phát triển đã có tới hơn 100.000 người, sau hai con số lên đến 600.000 người.
Những người mẹ tiễn con ra tiền tuyến, ủng hộ cổ vũ bọn họ đi tàn sát những sinh mệnh vô tội ở các nước láng giềng, họ cho rằng như vậy là mình đã dốc hết sức vì tổ quốc.
Phụ nữ Nhật Bản thăm hỏi quan binh |
Năm 1937, chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ một cách toàn diện. Các hoạt động của đoàn thể phụ nữ Nhật ở trong nước càng thêm sôi nổi, số người trong Hội phụ nữ cứu quốc đang từ con số 4.580.000 người trước Sự biến cầu Lư Câu về sau đã tăng lên đến gần 10.000.000 người, trở thành tổ chức phụ nữ quy mô cực kỳ đồ sộ.
Lễ kỉ niệm của hải quân Nhật ở Tokyo, các geisha trong trang phục kimono đang phục vụ trà cho lính thủy vào khoảng năm 1937. |
Những người phụ nữ trong Hội phụ nữ cứu quốc đưa tiễn con mình ra trận, coi việc ủng hộ cuộc chiến tranh là sự nghiệp cao cả.
Dịch từ People.com.cn