Kính viễn vọng quang phổ hạt nhân của NASA, hay còn gọi là NuSTAR, đã chụp lại được những hình ảnh tuyệt vời nhất về Mặt trời bằng tia X- quang.
Bề mặt Mặt trời chụp từ NuSTAR |
“NuSTAR sẽ cho chúng ta một cái nhìn độc đáo về Mặt trời, từ phần sâu nhất đến chỗ cao nhất trong bầu khí quyển”, David Smith, một nhà vật lý năng lượng Mặt trời và là thành viên của đội NuSTAR tại Đại học California, Santa Cruz nói.
Những hình ảnh vừa được phát hiện đã mang đến một cái nhìn cận cảnh xung quanh câu hỏi về việc có nguồn nhiệt độ rất lớn được phát hiện trên các hố đen.
Những hình ảnh trong tương lai sẽ cung cấp thêm dữ liệu để khẳng định Mặt trời đang dần lùi vào chu kỳ của nó.
Loại kính viễn vọng NuSTAR mà NASA sử dụng |
Các nhà vật lý học Mặt Trời tại NASA đã khẳng định rằng những đợt bùng nổ nanoflare khiến nhiệt độ của lớp khí mỏng và mờ trong khí quyển của Mặt Trời đạt đến hàng triệu độ.
Nanoflare là những đợt bùng nổ nhiệt với năng lượng nhỏ và đột ngột. “Chúng xuất hiện với những dòng nhỏ hợp lại với nhau để tạo thành một ống điện trường gọi là cuộn hào quang”, James Klimchuk, một nhà vật lý họct hiên thể tại Phòng thí nghiệm vật lý Mặt trời thuộc Trung tâm Không gian Goddard tại Greenbelt cho biết.
Nanoflares là nguyên nhân giải thích tại sao bầu khí quyển bên ngoài mặt trời lại nóng như vậy, một bí ẩn còn được gọi là “hiện tượng corona”.
Các corona có nhiệt độ trung bình trên 1.8 triệu độ F (khoảng gần 1 triệu độ C), trong khi bề mặt của Mặt trời lại tương đối “mát” với 10.800 độ F (6000 độ C). Nó giống như một ngọn lửa sắp nổ tung ra khỏi khối đá khổng lồ. Nanoflares kết hợp với nguồn sáng có thể là nguồn gốc của sự đốt nóng dữ dội này.
Nếu NuSTAR có thể ghi lại hình ảnh nanoflares đang hoạt động thì có thể giúp các nhà khoa học giải được câu đố trong nhiều thập kỷ qua.
Smith cho biết: “NuSTAR rất nhạy với những hoạt động của tia X-quang xảy ra trong bầu khí quyển, và rất có thể sẽ bao gồm cả những nanoflares”.
Hình ảnh Mặt trời được chụp lại vào ngày 4/11/2003 |
Hình ảnh chụp lại vào ngày 4/11/2003 cho thấy một vết đen khổng lồ 486 trên bề mặt Mặt trời làm thoát ra một ngọn lửa xanh cực mạnh. Bức xạ ion hóa khiến khí quyển của Trái đất bị ảnh hưởng và gây ra sự cố sập nguồn điện nghiêm trọng tại các trạm phát thanh.
Sau một loạt những cảnh báo rằng Trái đất có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt những trận bão từ lớn, các hình ảnh mới cho thấy đã xuất hiện những vết đen Mặt trời khổng lồ.
Theo đó, các chuyên gia đã phát hiện được ký hiệu là AR 2192 xuất hiện ở phía Đông của Mặt trời vào ngày 17/10. Vết đen này có đường kính khoảng 87.000 dặm (140.000 km - gấp khoảng 10 lần đường kính Trái đất).
Trái Đất có thể hứng chịu trận bão từ lớn |
Vết đen Mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh.
Các chuyên gia dự đoán, vết đen Mặt trời lớn này sẽ báo hiệu một trận bão từ lớn "trút" xuống Trái đất. Cơn bão này chứa hàng tỷ tấn khí phát ra từ bề mặt Mặt trời cùng với tia X và bức xạ cực tím. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên Trái đất.
Bên cạnh việc tác động đến mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc hay vệ tinh bay xung quanh Trái đất cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng bão Mặt trời.
Xem thêm:
- Tàu vũ trụ Kepler phát hiện hành tinh mới trong Hệ Mặt trời
- Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
- Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu hiếm hoi từ vật chất tối trong vũ trụ
- Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất
- Nổ tia gamma – ‘Thủ phạm’ kết liễu sự sống ngoài Trái đất?
- Gió Mặt Trời có thể dự báo đường đi của thiên thạch lao vào Trái Đất