Không cấm học thêm chính đáng nhưng phải cấm ép học thêm

(Ngày Nay) - Phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT tại diễn đàn Quốc hội tuần qua một lần nữa nhắc đến chuyện dạy thêm, học thêm - một nhu cầu có thực nhưng lại có quá nhiều bất cập và tranh cãi hiện nay. 
Không cấm học thêm chính đáng nhưng phải cấm ép học thêm

Học thêm, dạy thêm là tự nguyện?!

Trước Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Không cấm dạy thêm chính đáng. Bộ chỉ chống học thêm, dạy thêm tràn lan. Bộ đã có Thông tư 17 hướng dẫn học thêm, dạy thêm và các chỉ thị để các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục uốn nắn, quản lý dạy thêm, học thêm đúng hướng…”.

Không cấm học thêm chính đáng nhưng phải cấm ép học thêm ảnh 1Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn

Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TPHCM, có nhiều giáo viên dạy không hết chương trình trên lớp để đem nội dung đó về nhà dạy thêm. Khi kiểm tra 15 phút lại kiểm tra chính nội dung ở phần học thêm. Vấn đề này, phụ huynh và học sinh phản ánh rất nhiều. Bà không đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng: “Không có quyền cấm việc học chính đáng, nhưng phải cấm việc ép học sinh học thêm. Nên cấm trường hợp nào và không cấm trường hợp nào, đề nghị Bộ trưởng có giải pháp phối hợp với địa phương để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm, tránh gây bức xúc và gánh nặng cho xã hội”.

Đại biểu Trần Thị Phương Hoa – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội cũng khẳng định, hiện đang có tình trạng bắt ép học sinh đi học thêm, Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng trên? Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng cho rằng: “Về dạy thêm học thêm Bộ trưởng nói là tự nguyện, phụ huynh phì cười nói rằng ai mà chẳng phải tự nguyện, người ta nói rằng học sinh bây giờ không có tuổi thơ…”.

Không thể giải quyết vấn đề bằng một lệnh cấm

Nhìn một cách khách quan, tiêu cực ngành nghề nào cũng có, không thể đánh đồng tất cả giáo viên về cùng một mối rồi giải quyết. Nhưng, tiêu cực trong ngành giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến con trẻ. Học thêm không xấu, nhưng ở bất cứ cổng trường nào người ta cũng có thể nghe được câu chuyện bị ép học thêm, ép đạt thành tích chung. Không ai dám khẳng định là học them tự nguyện, vì nếu được lựa chọn, người ta sẽ lựa chọn cho con em mình một thời khóa biểu dễ thở, có nghỉ ngơi, có tận hưởng cuộc sống. Nhiều phụ huynh khi được hỏi khẳng định, cực chẳng đã phải theo “guồng” mà cô giáo định sẵn, con cái bỏ ăn bỏ chơi để “dùi mài kinh sử”. Có giáo viên kiếm được hơn 20 triệu đồng mỗi tháng từ việc dạy thêm, thậm chí còn mua được nhà tiền tỷ.

Đã có không ít lệnh cấm được ban ra và thực thi dưới nhiều hình thức kèm theo đó là những lệnh xử phạt giáo viên, nhưng dường như dạy thêm học thêm trong bối cảnh giáo dục hiện nay là “điều tất yếu”. Vấn đề dạy thêm, học thêm vẫn luôn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi, bức xúc mỗi khi bắt đầu một năm học mới. Vấn đề này đã được bàn nhiều năm nay nhưng chưa có một giải pháp phù hợp để gia đình, nhà trường và xã hội có chung sự đồng thuận.

Lý do đẩy “vấn nạn” học thêm dạy thêm trở nên khó kiểm soát, theo TS. Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội có 2 yếu tố chính. Thứ nhất, phụ huynh quá quan tâm đến thành tích học tập của trẻ. Phụ huynh không hài lòng với kết quả của việc cạnh tranh lành mạnh trong lớp học mà tìm cách can thiệp vào các kết quả học tập của con. Thứ hai, lương giáo viên thấp và được xếp cùng hạng với công nhân viên chức khác, nếu không có cách tính lương riêng biệt thì tình trạng dạy thêm kiếm tiền sẽ không có gì thay đổi.

TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, một nhà quản lý giáo dục lâu năm đưa quan điểm:  Không thể bằng một lệnh cấm dạy thêm học thêm mà có thể giải quyết được vấn đề. Cách tư duy cũ của chúng ta là quản lý không được thì cấm mà cấm không được lại thả, cứ loanh quanh thành một vòng tròn luẩn quẩn. Như vậy, xã hội vẫn chung sống với tiêu cực.

“Theo tôi, để cấm tiêu cực trong dạy thêm và học thêm bản thân học sinh và phụ huynh phải nhận thức được khi nào học thêm là cần thiết. Phụ huynh cũng không vì bệnh thành tích, “a dua” thấy nhiều người cho con đi học thêm cũng cho con mình đi học. Phụ huynh cần biết những điểm yếu, điểm mạnh của con mình rồi khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh của bản thân. Đồng thời, phụ huynh cũng phải nhận thức đúng về con mình cho học thêm đúng mức nhằm phát huy những mặt mạnh của con. Giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh cách học đến khi trẻ có thể tự lực được thì dừng dạy thêm. Người giáo viên phải có lương tâm và trách nhiệm, không vì đồng tiền mà bắt học sinh học thêm bằng mọi cách. Mọi việc làm tiêu cực đều ảnh hưởng đến phẩm chất nhà giáo” – ông Lâm khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.