Các nhà quan sát, đặc biệt là những người trong khối bảo thủ của Hàn Quốc, đã bày tỏ lo ngại về một kịch bản tương tự có thể xảy ra tại quốc gia này, viện dẫn thực tế rằng các cuộc tập trận dưới thời Tổng Thống Moon Jae-in với quân đội Hoa Kỳ đã được thu hẹp lại trong những năm gần đây để mở đường cho các cuộc đàm phán với Triều Tiên.
Nhưng những người khác cho biết tình hình ở Hàn Quốc khác với Afghanistan, vì Seoul có khả năng quân sự mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ một Chính phủ dân chủ và có giá trị chiến lược đối với Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng Afghanistan, trong đó các chiến binh Hồi giáo nắm toàn quyền kiểm soát Afghanistan, là kết quả của sự kém cỏi của Chính phủ, quân đội thiếu năng lực và chủ nghĩa dân tộc lạnh lùng của cộng đồng quốc tế.
Trừ khi đối tác có năng lực quốc phòng và ý chí tự cường mạnh mẽ, Mỹ có thể rời bỏ đối tác để theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng mình. Chính phủ Moon Jae-in và quân đội nên cố gắng hết sức để củng cố liên minh Hàn Quốc-Mỹ và duy trì một quân đội mạnh, sử dụng tình hình Afghanistan như một bước ngoặt.
Hạ nghị sĩ Kang Min-kuk, phát ngôn viên Đảng đối lập Quyền lực Nhân dân (PPP)
Người phát ngôn của PPP nêu những lo ngại về khả năng phòng thủ quân sự của Hàn Quốc, cũng như liên minh Hàn Quốc-Mỹ. Các cuộc tập trận chung đã được thực hiện chỉ dưới hình thức mô phỏng máy tính trong vài năm nhằm hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao, chẳng hạn như phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Hạ sĩ Kang nhận định: "Làm thế nào quân đội có thể bảo vệ người dân của chúng tôi trong trường hợp khẩn cấp mà không có kinh nghiệm thực tế?"
Xe bọc thép và các thiết bị quân sự khác được xếp hàng dài tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Dongducheon, tỉnh Gyeonggi, ngày 10/8, như là nơi chuẩn bị cho cuộc tập trận hàng năm của liên minh Hàn Quốc-Mỹ. Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng ngày đưa ra tuyên bố lên án cuộc tập trận thường niên, gọi đây là một chính sách thù địch đối với Triều Tiên. Ảnh: Bae Woo-han. |
Có những ý đồ chính trị đằng sau những quan điểm so sánh tình hình ở Afghanistan và Hàn Quốc. Những người có quan điểm như vậy muốn tấn công khối cầm quyền, vì họ tin rằng Chính phủ hiện tại thân Trung Quốc và thân Triều Tiên - trong khi liên minh với Mỹ nên được ưu tiên. Điều này không đúng vì Tổng thống Moon và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẽ nâng liên minh Hàn-Mỹ lên thành một liên minh toàn cầu vượt ra ngoài Bán đảo Triều Tiên.
Cho Han-bum, Viện Thống Nhất Quốc gia Hàn Quốc
Cho Han-bum, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc khẳng định tình hình ở Afghanistan khác với Hàn Quốc, một quốc gia có năng lực quân sự mạnh mẽ với 600.000 quân và xếp thứ sáu trong số 138 quốc gia về sức mạnh quân sự - theo danh sách hàng năm do Global Firepower (GFP) tổng hợp.
Nhà nghiên cứu cũng cho biết chính quyền Moon đã cam kết tăng cường khả năng quốc phòng bằng cách tăng ngân sách quốc phòng nhiều hơn so với các chính quyền bảo thủ trước đây.
Mặt khác, Moon Sung-mook, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc, cho biết bất chấp tình hình khác nhau của Hàn Quốc và Afghanistan, cuộc khủng hoảng Afghanistan để lại một bài học cho Hàn Quốc - rằng nước này cần phải nhận thức được khả năng Mỹ rút quân nếu không coi việc đóng quân tại Hàn Quốc là một phần lợi ích quốc gia của Mỹ.
"Tôi biết có những người nói rằng Mỹ sẽ không bao giờ rời bỏ Hàn Quốc vì tầm quan trọng chiến lược - trong bối cảnh Mỹ muốn kiểm soát Trung Quốc. Nhưng ngoài tầm quan trọng chiến lược, nếu Chính phủ áp dụng chính sách chống Mỹ và người dân (Hàn Quốc) phản đối việc Mỹ đóng quân tại đây, thì Mỹ cũng có thể sẽ rút quân."