Lao động tự do & rủi ro

(Ngày Nay) - Tại nhiều quốc gia, lực lượng lao động tự do đang chiếm tỷ lệ khá cao và có nhiều đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn rủi ro – thiệt thòi và đứng bên lề xã hội.
Lao động tự do & rủi ro

1. Khu vực quảng trường lớn Grand Parade trước Tòa thị chính ở trung tâm Thủ đô Cape Town, Nam Phi cần trở nên sạch đẹp để quay phim “lên sóng” truyền hình. Bởi thế, chính quyền muốn những người bán dạo tạm biến đi dù chỉ trong một ngày. Hàng trăm năm qua, những người bán hàng rong đã có mặt ở quảng trường này và với họ, một ngày không buôn bán là một ngày không có thu nhập gì khác.

Tháng 2/2018, những người bán hàng rong cũng suýt bị “mời” ra khỏi quảng trường lớn để lấy chỗ đậu cho trực thăng của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, khi ông Jacob Zuma lên kế hoạch đọc Thông điệp Quốc gia. Kế hoạch này sau đó thay đổi do ông Jacob Zuma từ chức. Tháng 3/2018, Hiệp hội người buôn bán Grand Parade và các thành viên cho rằng hội đồng thành phố vi phạm quyền hợp pháp của họ và do đó phải ngưng việc “dọn sạch” quảng trường Grand Parade. 

 “Chúng tôi phải làm việc và sống đơn độc”

Myrtle Witbooi – Chủ tịch Hội người giúp việc nhà quốc tế (IDWF)

Giống như những người bán hàng dạo ở quảng trường Grand Parade, có đến hàng triệu người trên thế giới đang sống nhờ vào những công việc lặt vặt mà các nhà kinh tế học vẫn xếp vào dạng kinh tế “không ràng buộc, không quyền lợi” (kinh tế tự do - gig economy). Nền kinh tế gig được hiểu là một môi trường trong đó các công việc tạm, ngắn hạn, mang tính thời vụ là phổ biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với những người lao động tự do về một sự cam kết ngắn hạn, không hợp đồng lao động giữa đôi bên. Những người làm việc trong nền kinh tế gig có thể gồm: người buôn bán hàng rong, người giúp việc nhà, nhặt rác, bán báo dạo, sửa xe đạp, đánh giày cho tới thợ mộc, thợ sửa ống nước, lao động làm việc tại nhà… Những ai tham gia nền kinh tế gig, nếu bị sa thải bất công cũng không được bảo vệ, không có quyền lợi nhận bồi thường thôi việc, không có lương tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc gia.

Wiego – một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh, thường xuyên hỗ trợ cho những lao động tự do (lao động không chính thức – informal work) – từ lâu đã công bố những số liệu và đánh giá thực trạng lao động tự do toàn cầu. Dựa vào sự hợp tác với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Wiego ước tính nền kinh tế tự do chiếm tới hơn 60% lực lượng lao động toàn cầu; gần 70% nằm ở các quốc gia kém phát triển.

Lao động tự do & rủi ro ảnh 1Ảnh minh họa

Caroline Skinner – một người làm việc cho Wiego và Trung tâm các thành phố Châu Phi thuộc Đại học Cape Town – nói: “Các quan chức thường rất “sốc” khi biết được quy mô và sự đóng góp của lực lượng lao động tự do này”. Bởi vậy, một số chuyên gia kinh tế cho rằng các chính phủ cần đánh giá sát hơn về thực trạng người lao động phi chính thức, để viện trợ nước ngoài đến được với những khu vực nghèo hơn tại châu Phi và châu Á.

Lao động tự do như những người bán hàng dạo ở Cape Town, Nam Phi thường là những người nghèo nhất trong số người nghèo. Những rủi ro chính mà họ phải đối mặt là: thu nhập rất thấp và bấp bênh, không có bảo hiểm y tế - an sinh xã hội, con cái không được chăm sóc, bị xua đuổi, thiếu nhà vệ sinh…; một số bị cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục, chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội, thậm chí phạm tội. Mặc dù số lượng đông đảo song nhiều lao động tự do không đủ thời gian rảnh để tham gia các hội, đoàn nhằm tìm hiểu và đòi quyền lợi lao động của mình, cũng như cải thiện điều kiện lao động. Chẳng hạn những người bán hàng ở Cape Town không muốn gặp nhân viên hội đồng thành phố, bởi làm vậy họ sẽ mất thời gian và mất thu nhập.

Theo tờ Financial Times, người giúp việc gia đình và làm việc tại nhà cũng là những nhóm lao động tự do khó tổ chức thành các nghiệp đoàn bởi sự phân tán về địa lý. Người giúp việc gia đình rất dễ chịu thiệt về lương bổng và quyền lao động, đồng thời dễ bị lạm dụng thể chất do họ sống cô lập với cộng đồng. Myrtle Witbooi – Chủ tịch Hội người giúp việc nhà quốc tế (IDWF) - khẳng định: “Chúng tôi phải làm việc và sống đơn độc”.

2. Ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, đều đang có những nỗ lực để bảo vệ quyền lợi cho các lao động tự do nghèo khó. Tại Ghana, có hẳn một từ để chỉ các cô gái làm nghề mang vác thuê, đó là “kayayei”. Theo Hiệp hội Thanh niên kayayei ở Thủ đô Accra, hiện có hơn 1 triệu cô gái đang bốc vác thuê tại các khu chợ trên toàn Ghana vào bất cứ thời điểm nào.

Thông thường, các cô gái tới đây làm việc theo thời vụ để trang trải học phí, kiếm tiền hỗ trợ gia đình hoặc tiết kiệm lo đám cưới. Công việc rất nặng nhọc, đôi khi nguy hiểm và chịu nhiều bất công, trong đó có các vụ quỵt tiền, cướp giật và cưỡng hiếp kinh hoàng. Ở một khu chợ lớn tại Accra, mặc dù không có lương hưu hay chế độ ốm đau, các kayayei vẫn phải nộp “lệ phí hàng ngày” để làm việc tại đây. Phí này đã “ăn” đáng kể vào thu nhập của kayayei. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Ghana năm 2016, tổ chức Wiego đã giúp các kayayei yêu cầu Đảng Yêu nước mới (NPP) bãi bỏ “lệ phí hàng ngày” nếu thắng cử. Sau khi thắng cử, NPP đã thực hiện lời hứa này.

Tại Nam Phi, mức lương tối thiểu theo quy định quốc gia là 20 đồng rand (hơn 36.000 VND)/ giờ lao động; tuy nhiên nông dân chỉ được trả 18 đồng rand/ giờ (gần 33.000 VND/giờ) và người giúp việc được trả 15 đồng rand/giờ (hơn 27.000 VND/giờ). Bà Myrtle Witbooi – Chủ tịch IDWF - tuyên bố: “ Chúng tôi sẽ đấu tranh về vấn đề này. Bởi khi đi mua hàng, chúng tôi đâu có được giảm giá 25%”.

Lao động tự do & rủi ro ảnh 2Ảnh minh họa

Ở một số quốc gia, nhờ phát triển mạnh nên hoạt động kinh tế tự do cũng có nghiệp đoàn riêng, như SEWA (Hiệp hội lao động nữ tự tạo việc làm ở Ấn Độ) thành lập năm 2005 và hiện có hơn 1 triệu phụ nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức. SEWA đã đưa ra sáng kiến mở rộng sự bảo vệ xã hội cơ bản nhất, như bảo hiểm y tế, đối với thành viên của tổ chức này, những người không không có quan hệ chủ/thợ cố định và vì thế không có được sự bảo vệ của luật lao động. SEWA tổ chức dạy nghề cho phụ nữ và thậm chí còn lập ngân hàng riêng. SEWA hiện có một êkíp hơn 20 phụ nữ phụ trách nghiên cứu kinh tế tự do và thu thập dữ liệu nhằm hỗ trợ hiệp hội tự bảo vệ về mặt luật pháp, chẳng hạn dùng công cụ pháp luật để ngăn không cho các đại diện nhà nước đuổi những người bán rong khỏi khu vực công cộng.

Các hàng quán bán rong trên đường phố đã là một phần biểu tượng cho sự đa dạng và sức sống của  New York (Mỹ) kể từ khi thành phố được thành lập. Hoạt động kinh tế tự do này tạo ra thu nhập khoảng 192 triệu USD. Tại New York, ước tính có hơn 20.000 người bán các loại hàng rong như thức ăn nhanh, hoa, áo cộc tay, sách…Hầu hết là người nhập cư, người da màu, một số là cựu binh. Những lao động tự do này có kỹ năng ngôn ngữ hạn chế, phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện khắc nghiệt. Trong khi đó, từ những năm 1980, New York chỉ cấp hơn 4.200 giấy phép bán rong. Do vậy, nhiều người phải mua giấy phép chợ đen (giấy phép giá 200 USD có thể bị bán lại với giá 20.000 USD) hoặc đơn giản là bán hàng không phép. Do thành phố có quy định chặt chẽ về hoạt động của xe đẩy bán hàng, nhiều người bị phạt nặng (vé phạt có thể lên tới 1.000 USD) vì những vi phạm rất nhỏ như bán hàng lấn khỏi vạch cho phép vài cen-ti-mét, để giấy phép bán hàng trong túi thay vì trưng ra...

Theo một nghiên cứu, trung bình một người bán hàng rong phải nhận 6,7 vé phạt mỗi năm; và gần 50% những người này nằm trong diện thu nhập thấp. Trước thực trạng này, Trung tâm Công lý Đô thị ở New York đang triển khai Dự án hỗ trợ người bán hàng rong đường phố. Dự án cho người bán hàng rong vay tiền để đóng tiền phạt, xin gia hạn giấy phép bán hàng, mua mới, nâng cấp xe đẩy bán hàng hoặc mua thêm hàng hóa…Dự án cũng vận động giảm mức tiền phạt đối với người bán hàng rong vi phạm xuống mức thấp hơn hiện hành để người bán hàng rong ít bị thiệt hại hơn. Dự án này cho rằng: “Người bán rong cần được hỗ trợ pháp lý và hỗ trợ về đào tạo bán hàng. Người bán hàng được quản lý bằng giấy phép và giấy phép này có thể được gia hạn”.

Năm 2017, Hội đồng thành phố New York đã đưa ra một gói dự luật mới. Theo đó, từ năm 2018, thành phố sẽ cấp thêm 635 giấy phép bán rong một năm. 5% số này dành cho cựu chiến binh và người tàn tật. Người bán hàng bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo về an toàn và các quy định khác.

Trên bình diện quốc tế, Hội nghị thường niên của ILO vào tháng 5/2018 sẽ tập trung thảo luận về vấn đề bạo lực liên quan giới tính tại nơi làm việc. Tại đây, IDWF sẽ có mặt để đảm bảo rằng những người giúp việc nhà được quan tâm, bảo vệ thỏa đáng thông qua các thỏa thuận lao động có tính ràng buộc.

 Các chuyên gia lao động quốc tế cho rằng, chính phủ các nước cần mở rộng sự bảo vệ đến các nhóm lao động tự do thông qua cải thiện khuôn khổ pháp luật quốc gia và phát triển chính sách nhằm giải quyết các thách thức của nền kinh tế gig… Ngoài ra, cần đẩy mạnh quá trình chính thức hóa việc làm khu vực kinh tế tự do, tăng cường an sinh xã hội, hướng tới bình đẳng cho lao động tự do.

Các lao động tự do thuộc nhóm yếu thế bởi họ không có tiếng nói, không có cơ hội thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kỹ thuật và thiếu sự che chở của các công đoàn thương mại. Họ hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ "phi chính thức" với nhau.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.