Lạm phát của Australia cao nhất trong hơn 3 thập kỷ

0:00 / 0:00
0:00
Lạm phát hằng năm của Australia trong quý III/2022 đã tăng lên 7,3%, mức cao nhất kể từ năm 1990, cho thấy cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại quốc gia lớn nhất châu Đại dương đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Lạm phát của Australia cao nhất trong hơn 3 thập kỷ

Dữ liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/10 cho thấy giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và giá năng lượng tăng vọt là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI lên nấc thang mới trong quý vừa qua. Cụ thể, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng mạnh 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá xăng và nhiên liệu gia dụng tăng đột biến 10,9%.

Người đứng đầu bộ phận thống kê giá của ABS, bà Michelle Marquardt cho biết mức tăng lạm phát của quý III/2022 cao hơn 1,2% so với quý II/2022, nhưng phù hợp với các dự đoán đã được đưa ra trước đó. Theo bà, giá cả đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 thập kỷ. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp kịp thời của các chính quyền địa phương, thông qua những gói trợ cấp năng lượng hiệu quả, gánh nặng về chi phí của các hộ gia đình đã phần nào được giảm bớt. Trong quý III/2022, giá điện tăng trung bình 3,2% trên toàn quốc, được bù đắp với các chương trình trợ giá điện của chính quyền bang Tây Australia, Queensland và Canberra. Nếu không có các chương trình này, giá điện thực tế sẽ tăng 15,6% trong quý.

Mặc dù đã chạm ngưỡng kỷ lục của 32 năm, nhưng theo ABS, lạm phát của Australia hiện chưa đạt đỉnh. Cơ quan này ước tính lạm phát hằng năm sẽ tăng lên ngưỡng 7,75% vào cuối quý IV/2022. Điều này tạo thêm áp lực cho Ngân hàng Dự trữ Australia (ngân hàng trung ương – RBA) trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Lạm phát cơ bản, sau khi đã loại bỏ các biến động bất ổn của giá cả, hiện là 6,1%, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu giữ ổn định lạm phát trong khoảng từ 2-3% của RBA, Do đó có cơ sở để tin rằng RBA sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,5% vào kỳ họp tháng 11/2022.

Ngày 25/10, Chính phủ Australia đã công bố kế hoạch ngân sách 2022-2023, trong đó, dự báo tăng trưởng tiền lương hằng năm chỉ đạt 3,75% trong vòng 10 tháng tới. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng tiền lương thực tế, đo lường sức mua của người tiêu dùng, có khả năng giảm 2% hoặc hơn trong vòng 6 tháng tới.

Trước đó, Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers đã thông báo hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia do lạm phát tăng, khiến tiêu dùng hộ gia đình giảm. Ông cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tài khóa 2023-2024 sẽ giảm từ mức 2,5% dự báo trong tháng 4 xuống còn 1,5%. Tăng trưởng GDP cho tài khóa 2022-2023 cũng được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3,25%.

Theo Bộ trưởng Chalmers, việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng xuất phát từ sự sụt giảm trong chi tiêu tiêu dùng do giá cả tăng cao và lãi suất tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ. Ông cũng cảnh báo kinh tế toàn cầu suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tại Australia, dù tỷ lệ thất nghiệp của nước này đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1970.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.