Lạm phát của Nam Phi đạt mức kỷ lục trong 13 năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lạm phát đã tăng vọt trên toàn thế giới, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như giá năng lượng, giá lương thực tăng cao sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ và Nam Phi không là ngoại lệ.
Một cửa hàng bán đồ uống có cồn tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một cửa hàng bán đồ uống có cồn tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ngày 24/8, Cơ quan Thống kê quốc gia Nam Phi (StatsSA) cho biết lạm phát của nước này trong tháng 7 vừa qua đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm, chủ yếu do giá thực phẩm, vận tải và điện tăng cao.

Cụ thể, theo StatsSA, giá tiêu dùng tại Nam Phi trong tháng 7 vừa qua đã tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức 7,4% trong tháng 6. Nam Phi công bố số liệu thống kê trên trong bối cảnh biểu tình đang diễn ra tại nhiều thành phố lớn ở nước này do điều kiện kinh tế xấu đi, đặc biệt gây tác động đến những người nghèo.

Dù con số lạm phát mới là một tin xấu với người tiêu dùng, song các nhà kinh tế cho rằng đây có thể đã là "điểm tới hạn", do đó tình hình lạm phát có thể được cải thiện trong những tháng tới. Theo nhà kinh tế trưởng Annabel Bishop thuộc ngân hàng Investec, đây có thể là "mức đỉnh trong chu kỳ lạm phát hiện nay".

Lạm phát đã tăng vọt trên toàn thế giới, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như giá năng lượng và lương thực tăng cao, sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tại Nam Phi, StatsSA cho biết chi phí cho các nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm, điện, nhiên liệu và thuốc men, cũng đã tăng cao. Giá bánh mỳ và ngũ cốc của nước này trong tháng 7 đã tăng 13,7%, từ mức 11,2% trong tháng 6, trong khi giá nhiên liệu tăng tới 56,2% so với năm 2021.

Lạm phát gia tăng khiến tháng trước, ngân hàng trung ương của Nam Phi phải tăng lãi suất mạnh nhất, thêm 0,75 điểm % lên 5,5%. Chi phí sinh hoạt tăng đang ảnh hưởng đến người dân Nam Phi - nơi tỷ lệ thất nghiệp gần 34%.

Người phát ngôn Chính phủ Nam Phi Phumla Williams khẳng định tạo việc làm và phục hồi kinh tế hiện vẫn là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).