Lần đầu văn học dịch có riêng một Hội đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm qua 8/6, Hội Nhà văn TP.HCM đã tổ chức ra mắt Hội đồng Văn học dịch nhằm hướng tới thúc đẩy việc đưa tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài nhiều hơn nữa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thành lập Hội Nhà văn TP.HCM đến nay, văn học dịch có một hội đồng của riêng mình.
Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Nhà văn TP.HCM chúc mừng các dịch giả tham gia Hội đồng Văn học dịch.
Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Nhà văn TP.HCM chúc mừng các dịch giả tham gia Hội đồng Văn học dịch.

Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trịnh Bích Ngân, cho biết: “Văn học dịch chiếm một thị phần không nhỏ trên thị trường sách xuất bản tại Việt Nam. Có những tác phẩm đoạt những giải thưởng danh giá của thế giới, kể cả giải Nobel nhiều khi chỉ vài ba tháng sau sách đã đến tay người đọc Việt. Tuy nhiên, việc chuyển ngữ từ văn học tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác, ngay cả những ngôn ngữ thịnh hành như Anh, Pháp, Hoa… thì vô cùng khó khăn. Con số tác phẩm văn học được giới thiệu ra nước ngoài chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay và hầu hết do các tổ chức tư nhân, trường đại học và NXB nước ngoài thực hiện. Và vì vậy việc giao lưu văn hoá, đặc biệt là văn hoá đọc là một thiệt thòi không chỉ cho những người sáng tạo văn chương”.

Cũng theo nhà văn Trịnh Bích Ngân: “Chính vì vậy, việc thành lập Hội đồng văn học dịch của Hội Nhà văn TP.HCM, thực ra chỉ là một hoạt động bình thường của một Hội nghề nghiệp, lại trở nên một sự kiện đáng quan tâm và đáng được sự trợ lực của nhiều cá nhân, đơn vị, các cấp các ngành có liên quan để mong văn học dịch, đặc biệt là việc giới thiệu những tác phẩm văn chương có giá trị của TP.HCM, của Việt Nam đến với độc giả thế giới, nhắm góp phần làm cầu nối văn hóa Việt với toàn cầu”.

Đến tham dự buổi ra mắt Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà Văn TP.HCM có NSUT Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM và lãnh đạo các đơn vị xuất bản, như: bà Đinh Thị Thanh Thuỷ, Giám đốc NXB Tổng hợp TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Nam, Phó giám đốc - Tổng biên tập NXB Trẻ…; điều này chứng tỏ ngành văn hóa nói chung và ngành xuất bản sách nói riêng tại TP.HCM rất quan tâm đến lĩnh vực tuy cũ nhưng cũng rất mới này.

Còn nhớ khoảng gần 10 năm trước, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, chủ thương hiệu sách Chibooks đã thành lập bộ phận chuyên dịch sách văn học Việt Nam ra các ngôn ngữ nước ngoài với mục đích xuất khẩu văn học Việt nhưng kết quả chỉ dừng lại ở nỗ lực của một đơn vị làm xuất bản tư nhân. Việc ra mắt Hội đồng Văn học dịch lần này đem đến hy vọng các tác phẩm của giới cầm bút TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ được chuyển ngữ nhiều hơn đến người đọc của nhiều ngôn ngữ khác.

Các nhà văn, dịch giả tham gia vào Hội đồng Văn học dịch thuộc Hội nhà văn TP.HCM, gồm có: Dịch giả Hiền Nguyễn (Nguyễn Thị Hiền), Phó Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ Đại học Văn Lang làm Chủ tịch Hội đồng; Dịch giả Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc sách Chibooks làm Phó Chủ tịch Hội đồng và Dịch giả Dương Kim Thoa, Biên tập viên Ban Quốc tế, Báo Tuổi trẻ làm ủy viên Hội đồng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.