(Ngày Nay) - Ngày 28/7, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào lĩnh vực khí đốt Nga là "không khả thi" vì các quốc gia EU phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng của Moskva.
Thủ tướng Nehammer đưa ra nhận định trên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hungary, Viktor Orban, người đã có chuyến thăm Vienna. Theo hãng thông tấn APA của Áo, phát biểu trong cuộc họp báo, Thủ tướng Nehammer cho rằng sự phụ thuộc của Áo và Đức vào nguồn cung khí đốt của Nga khiến cho lệnh cấm vận khí đốt từ Nga của EU là "không khả thi" vì nếu kinh tế Đức suy giảm cũng sẽ tác động đến Áo và dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt.
Thủ tướng Nehammer cũng cho rằng EU đang chậm trễ trong việc thiết lập một cơ chế mua năng lượng chung. Theo ông, đây là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết nhằm tránh sự cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên EU.
Về phần mình, Thủ tướng Orban tuyên bố Hungary tiếp tục phản đối lệnh cấm vận khí đốt từ Nga của EU và đề nghị EU không triển khai lệnh cấm vận này.
Ngày 26/7 vừa qua, các nước thành viên EU đã nhất trí tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ so mới mức trung bình của giai đoạn từ năm 2017-2021 nhằm chuẩn bị ứng phó cho trường hợp nguồn cung bị gián đoạn vào mùa Đông tới. Hungary là quốc gia thành viên EU duy nhất phản đối kế hoạch mà đã được các bộ trưởng năng lượng của EU thông qua với đa số phiếu nói trên. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng đề xuất trên là “không chính đáng, vô ích, không khả thi và thậm chí là có hại... và hoàn toàn phớt lờ lợi ích của người dân Hungary".
(Ngày Nay) - Ngày 2/12/2023, Triều Tiên cảnh báo sẽ "phá hủy" các vệ tinh do thám của Mỹ nếu Washington thực hiện "bất kỳ cuộc tấn công nào" vào tài sản không gian của nước này, sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám đầu tiên lên bầu trời vào tuần trước.
(Ngày Nay) - Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 đang diễn ra với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”, nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống và các sản phẩm tiểu biểu làng nghề của Thủ đô.
(Ngày Nay) - Các chuyên gia nhận định với kênh Al Jazeera rằng cả Nga và Ukraine sẽ không lùi bước trước các cuộc tấn công và phản công trong mùa Đông năm nay, nhưng có thể kỳ vọng về đàm phán vào năm tới.
(Ngày Nay) - Mặt bằng lãi suất cho vay đang duy trì thấp, nhưng chưa đạt kỳ vọng vay của doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải tiếp tục “khai thông”.
(Ngày Nay) - Nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh).
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
(Ngày Nay) - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.
(Ngày Nay) - Trong tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.
(Ngày Nay) - Chùa Bích Động là ngôi cổ tự nằm trong dãy núi đá vôi Trường Yên (Ninh Bình). Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.
(Ngày Nay) - Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, Con cháu của họ cũng thế thôi mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong cơn sốt giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.