Lo ngại tín đồ cực đoan, Singapore không cho giáo sĩ Hồi giáo nhập cảnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thứ Ba vừa qua, chính phủ Singapore cho biết nước này đã từ chối nhập cảnh đối với giáo sĩ Hồi giáo người Indonesia Abdul Somad Batubara do “những giáo lý cực đoan và phân biệt đối xử” của ông.
Lo ngại tín đồ cực đoan, Singapore không cho giáo sĩ Hồi giáo nhập cảnh

Abdul Somad Batubara, cùng với sáu người đồng hành, đã bị từ chối nhập cảnh sau khi được các sĩ quan biên phòng thẩm vấn tại một bến phà ở Singapore.

Trước vụ việc này, Bộ Nội vụ Singapore khẳng định: “Ông Somad được biết đến là người rao giảng những giáo lý cực đoan và phân biệt đối xử, những điều không thể chấp nhận được trong xã hội đa chủng tộc và đa tôn giáo của Singapore. Ông đã rao giảng rằng các vụ đánh bom liều chết là hợp pháp trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine và được coi là các hoạt động 'tử vì đạo'”.

Cũng trong phát biểu trên, Bộ Nội vụ Singapore vị giáo sĩ người Indonesia cũng đưa ra những bình luận phỉ báng các thành viên của các cộng đồng tín ngưỡng khác, chẳng hạn như những người theo đạo Cơ đốc, bằng cách mô tả cây thánh giá của Cơ đốc giáo là nơi ở của một 'thánh nhân vô đạo'. Ngoài ra, Somad đã công khai gọi những người không theo đạo Hồi là "kafirs" (kẻ ngoại đạo).

Trong một video được tải lên kênh YouTube của mình, giáo sĩ Somad cho rằng các quan chức Singapore đã không giải thích lý do họ từ chối cho ông nhập cảnh.

"Họ cần giải thích cho cộng đồng của chúng tôi lý do tại sao chính phủ của họ từ chối chúng tôi, tại sao chính phủ của họ trục xuất chúng tôi. Tại sao? Vì khủng bố, ISIS, hay vì ma tuý?", ông Somad nói.

Trên trang Instagram có 6,5 triệu người theo dõi của Somad, vị giáo sĩ này đã đăng một bức ảnh của mình trước khi rời Singapore trong một căn phòng có mái che mà ông ví như một "nhà tù".

Theo Reuters
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đẩy mới Chollima-1, đưa vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo từ Bãi phóng vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan.
Triều Tiên đe dọa 'phá hủy' vệ tinh do thám của Mỹ
(Ngày Nay) - Ngày 2/12/2023, Triều Tiên cảnh báo sẽ "phá hủy" các vệ tinh do thám của Mỹ nếu Washington thực hiện "bất kỳ cuộc tấn công nào" vào tài sản không gian của nước này, sau khi Bình Nhưỡng phóng vệ tinh do thám đầu tiên lên bầu trời vào tuần trước.
Mùa Đông 2023 sẽ khó khăn đối với cả Nga và Ukraine
Mùa Đông 2023 sẽ khó khăn đối với cả Nga và Ukraine
(Ngày Nay) - Các chuyên gia nhận định với kênh Al Jazeera rằng cả Nga và Ukraine sẽ không lùi bước trước các cuộc tấn công và phản công trong mùa Đông năm nay, nhưng có thể kỳ vọng về đàm phán vào năm tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Noel Quinn. Ảnh: Dương Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC
(Ngày Nay) - Nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh).
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
Mở rộng thị trường, tăng cường cảnh báo thương mại
(Ngày Nay) - Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 99,6 tỷ USD.
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
Nhiều điểm sáng trong thị trường xuất nhập khẩu cuối năm 2023
(Ngày Nay) - Trong tháng 11/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 25,83 tỷ USD.
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
Ra mắt sách 'Con cháu của họ cũng thế thôi'
(Ngày Nay) - Kế thừa di sản những tiểu thuyết xã hội của những nhà văn Victor Hugo, Émile Zola, Balzac, Con cháu của họ cũng thế thôi mô tả một nước Pháp của thập niên 90 đang rệu rã trong cơn sốt giải công nghiệp hoá diễn ra ở Pháp nói riêng và ở các nước phát triển nói chung từ thập niên 1970, do những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp.