Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries đã đề nghị thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài, sau khi chứng kiến sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với nền kinh tế châu Âu. Trong bài phát biểu với tờ Der Spiegel hàng tuần, bà Zypries cho biết: "Chúng ta phải luôn luôn thích ứng luật kinh tế đối ngoại theo những phát triển mới, bao gồm cả ngưỡng mà chính phủ có thể tham gia.”
Hiện tại, Berlin có thể xem xét một giao dịch đầu tư nước ngoài và có thể ngăn chặn nó, nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần trị giá hơn 25 phần trăm vốn của một công ty.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries |
"Thực tế là các nhà đầu tư thường có ảnh hưởng đáng kể đến việc kinh doanh, thậm chí với cổ phần nhỏ hơn", Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết thêm.
Sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các công ty Đức đã gây ra sự phiền toái cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Nỗi lo lắng của Đức dường như đã trở lên lớn hơn khi các nước EU ngày càng mở cửa cho đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là với Bắc Kinh.
Hồi tháng trước, tỷ phú Trung Quốc Li Shufu đã lặng lẽ mua 10% cổ phần của ngân hàng Đức Daimler trị giá khoảng 7,2 tỷ đô la (8,9 tỷ đô la), khiến ông trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn này.
Các bộ trưởng Đức hồi năm ngoái cũng đã đồng ý mở rộng quyền hạn của chính phủ để kiểm soát các hồ sơ dự thầu mua lại từ nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng và mở rộng phạm vi các hợp đồng có đủ điều kiện để thăm dò chính thức.
Động thái này được đưa ra sau khi Trung Quốc tiếp quản công ty robotics công nghiệp Kuka năm 2016 và việc mua lại chuyên gia tự động hoá nhà máy Grohmann Engineering ở Mỹ.
Cũng trong năm đó, Washington đã ngăn cản việc Trung Quốc mua lại nhà sản xuất vi mạch Aixtron, cảnh báo sản phẩm của họ có thể có các ứng dụng quân sự.
Theo TheLocal