Nhãn là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam và trở thành một thứ đặc sản của nước ta.
Theo Đông y Việt Nam, quả nhãn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Ruột nhãn thường được phơi, sấy khô gọi là long nhãn, quế viên hay nguyên nhục, dùng làm vị thuốc chữa bệnh.
Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
Theo nghiên cứu, nhãn chứa protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, kali, photpho, magie, sắt…, axit hữu cơĬ chất xơ…
Trong nhãn chứa hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa và nâng cao hoạt tính chống oxy hóa trong cơ thể. Do đó, thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa ở con người.
Ngoài ra, nhãn còn có táţ dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ức chế các tế bào gây sưng tấy, giảm mỡ máu, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành…
Tác dụng chữa bệnh của quả nhãn
Tăng tuổi thọ
Bản thân nhãn có thể chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào. Nhãn có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và tăng tuổi thọ.
Cải thiện tuần hoàn máu
Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.
Tốt cho tim và lá lách
Ăn nhãn thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim và lá lách do nó kích thích tuần hoàn máu tốt, tạo cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh.
Giảm mệt mỏi, căng thẳng
Có tác dụng rất tốt cho bệnh liên quan đến thần kinh, tâm lý vì nhãn giúp các dây thần kinh được thư giãn, hưng phấn, cải thiện chức năng não bộ và hệ thần kinh. Khi bị stress, mệt mỏi, bạn có thể uống long nhãn hoặc ăn nhãn tươi.
Tốt cho mắt và sức khỏe răng miệng Trong nhãn có nguồn dinh dưỡng có tác dụng điều trị viêm nướu, chống đau họng và làm đôi mắt sáng hơn.
Chống mất ngủ và suy nhược thần kinh
Nếu mất ngủ thường xuyên, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, bạn nên dùng ruột nhãn tươi nấu với gạo nếp thành cháo, vừa dễ ăn lại bổ dưỡng. Hoặc đơn giản hơn, có thể nấu long nhãn với nước để uống hàng ngày.
Ngăn ngừa đau dạ dày
Nước ép của nhãn có tác dụng điều trị đau dạ dày hiệu quả. Bạn bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước để uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.
Trị chứng tiêu chảy
Nếu nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy là do tỳ hư, bạn nên dùng long nhãn khô nấu với gừng sống thành nước uốnŧ mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Tốt cho tuyến tụy
Các chất bổ dưỡng trong nhãn có tác dụng bảo vệ và tăng cường hoạt động của tuyến tụy. Đồng thời có lợi cho cơ quan sinh sản của nữ giới.
Công dụng làm đẹp
Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong nhãn giúp trẻ hóa làn da, giảm hình thành nếp nhăn, da sẽ sáng lên trông thấy.
- Giúp giảm nếp nhăn và sáng da: Chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong nhãn giúp trẻ hóa làn da, giảm hình thành nếp nhăn, da sẽ sáng lên trông thấy. Có thể ăn nhãn hàng ngày hoặc cho cùi nhãn và sữa tươi nấu thành dung dịch đặc sánh để massage hoặc đắp mặt nạ cho da. Như vậy, da của bạn sẽ mịn màng và trắng sáng từng ngày.
- Hạt nhãn làm đẹp tóc: Trong hạt nhãn chứa chất saponin có tác dụng tốt trong việc phục hồi mái tóc khô, hư tổn. Bạn có thể dùng hạt nhãn để chế nước gội đầu.
Tuy có nhiều tác dụng nhưng nhãn là trái cây có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như bạn không biết cách sử dụng đúng đắn. Do vậy, trước khi ăn nhãn, bạn cần nắm rõ những mặt hại để sử dụng một cách hiệu quả và có lợi cho sức khỏe hơn.
Những người không nên ăn nhãn
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát... Nếu tiêu thụ nhãn khi mang thai sẽ làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sẩy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
Người thường xuyên bị nổi mụn
Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, dễ dẫn đến nổi mụn.
Thực ra, đây là một "tác dụng phụ" phổ biến của nhãn. Do vậy, những người hay nóng trong, da có mụn, mẩn ngứa thì không nên hạn chế ăn nhãn đề phòng tác dụng phụ này.
Người bị tiểu đường
Nhãn là trái cây có vị ngọt thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn, vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu.
Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm. Với người bình thường không sao, nhưng với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.
Người bệnh tăng huyết áp
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hương Lan, Viện Y dược học dân tộc cho biết, người mắc bệnh tăng huyết áp, kiêng hoặc hạn chế ăn trái cây ngọt như xoài, mít, nhãn… đây là tính ấm nên thường gây nóng trong.
Cách ăn nhãn tốt cho sức khỏe
Theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên ăn 200 - 300g nhãn mỗi ngày. Với mức độ này sẽ giúp đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết và cơ thể dễ dàng hấp thụ hiệu quả. Nếu ăn vượt quá lượng cho phép, bạn dễ bị nóng trong, dẫn tới nổi mề đay, rôm sảy.
Ngoài ra, nếu bạn ăn 300g nhãn mỗi ngày, nó sẽ cũng cấp cho bạn một lượng chất tương đương 1,5 bát cơm cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu ăn nhãn quá nhiều cũng sẽ khiến cơ thể bạn mất cân đối, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe.
Khi mua nhãn, bạn nên chọn mua nhãn có cả cành lá tươi tốt, vỏ nhãn có màu vàng sậm. Nhãn có cùi dày, mọng nước và hạt nhỏ là nhãn ngon. Những quả nhãn mẫu mã to đẹp, cùi rất dày nhưng vị nhạt nhẽo thường là nhãn Trung Quốc. Nên ăn hết nhãn trong ngày để đảm bảo quả luôn được tươi ngon.
>>> Xem thêm:
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít biết từ chôm chôm
Tác dụng chữa bệnh không thể bỏ qua của hành tây
Nha Trang (th)