Các báo cáo ban đầu cho thấy một trong những máy bay J-10 của Trung Quốc đã đến gần chiếc máy bay EP-3 của Mỹ vào hôm chủ nhật ngày 23 tháng 7. Điều này đã khiến cho máy bay do thám của hải quân Mỹ đổi hướng đi.
Một trong số các quan chức Mỹ cho biết máy bay của Trung Quốc đã được trang bị vũ khí và vụ đánh chặn diễn ra cách thành phố Thanh Đảo Trung Quốc 80 hải lý (148 km).
Lầu năm góc cho biết “cuộc gặp gỡ” giữa máy bay của hai bên là không an toàn, nhưng cũng nói thêm rằng phần lớn các tương tác đã đạt mức cho phép.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang hiện vẫn chưa đưa ra lời bình luận về vụ việc này.
Mỹ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động giám sát gần bờ biển Trung Quốc, Lu nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo hàng ngày.
Ông Lu nói thêm: "Điều này không có lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ, và là mối đe dọa đối với an ninh chính đáng của Trung Quốc.”
"Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể chấm dứt hoạt động giám sát này."
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu máy bay Trung Quốc đánh chặn máy bay do thám của Mỹ. Trước đó, những sự việc tương tự đã xảy ra khá nhiều lần.
Máy bay do thám của Hải quân Mỹ |
Vào tháng 5, hai máy bay SU-30 của Trung Quốc đã chặn một chiếc máy bay của Mỹ được thiết kế để phát hiện bức xạ khi chiếc máy bay này xuất hiện trên vùng Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ xung quanh bờ biển.
Năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng đã đánh chặn một máy bay do thám của Mỹ, gây ra vụ va chạm giết chết phi công Trung Quốc và buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ ở Hải Nam.
24 thành viên phi hành đoàn của Mỹ đã bị giữ 11 ngày cho đến khi Washington chính thức lên tiếng xin lỗi vì vụ việc. Cuộc chạm trán đó đã làm tiêu tan mối quan hệ Mỹ-Trung trong những ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush.
Riêng phía Lầu Năm Góc cho biết quân đội nước này sẽ sớm thực hiện một bài kiểm tra về hệ thống phòng thủ cao độ cao của hệ thống tên lửa THAAD.
"Những thử nghiệm này được thực hiện như là một biện pháp thông thường để đảm bảo rằng hệ thống đã sẵn sàng và ... chúng được lên lịch trước bất kỳ sự kiện địa chính trị thế giới nào khác đang xảy ra", đại úy Jeff Davis, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc nói với các phóng viên.
Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa, Trung tướng Sam Greaves, nói trong một tuyên bố rằng một cuộc thử nghiệm sẽ được thực hiện tại Pacific Spaceport Complex ở Alaska.
Hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã bắn rơi một tên lửa đạn đạo tầm trung, mô phỏng tương tự như tên lửa được phát triển bởi các nước như Bắc Triều Tiên, nhằm kiểm tra hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của quốc gia.
Hoa Kỳ đã triển khai THAAD tới Hàn Quốc trong năm nay để bảo vệ chống lại tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên. Điều đó đã gây ra những lời chỉ trích dữ dội từ Trung Quốc, cho biết hệ thống radar mạnh mẽ có thể thăm dò sâu vào lãnh thổ của nó.
Theo Reuters