Mở cánh cửa du lịch văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Văn hóa chính là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch và tạo ra sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Tài nguyên văn hóa cũng là nguồn lực chính để phát triển kinh tế ở nhiều vùng, nhiều địa phương nếu biết khai thác một cách hiệu quả và bền vững.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại Diễn đàn "Phát triển du lịch văn hóa Việt Nam".
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại Diễn đàn "Phát triển du lịch văn hóa Việt Nam".

Định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam

Du lịch văn hóa là một trong 13 ngành công nghiệp văn hóa được xác định trong Chiến lược các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phấn đấu đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm 20% - 25% trong tổng số khoảng 130 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch.

Tại Diễn đàn "Phát triển du lịch văn hóa Việt Nam" do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức hôm nay (14/4), ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, vai trò của du lịch văn hóa ngày một quan trọng hơn vì du lịch văn hóa góp phần tăng thêm việc làm ở các vùng có tài nguyên văn hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, đưa yếu tố văn hóa vào các sản phẩm du lịch sẽ làm tăng sự hấp dẫn, nâng cao giá trị của các sản phẩm du lịch. Khi du lịch được đưa vào chiến lược phát triển, văn hóa du lịch trở thành một phương tiện quan trọng hỗ trợ cho công tác bảo tồn di sản và phát triển công nghiệp văn hóa.

Hiện nay, nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đã trở thành thương hiệu đặc trưng, tạo nên sự khác biệt ở mỗi điểm đến. Nhiều điểm đến có di sản văn hóa thế giới đã trở thành điểm nhấn quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam, như: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Khu di tích Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tour đêm Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Di sản Hoàng thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội)…

Phát triển du lịch hiệu quả từ tiềm năng văn hóa giàu bản sắc

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch văn hóa. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, văn hóa là trụ cột để phát triển du lịch bền vững. Việt Nam cần phải phát triển du lịch một cách hiệu quả dựa trên những gì đang có và chúng ta còn rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Từ trước đến nay, du lịch mới khai thác văn hóa trên khía cạnh các di sản vật thể, các điểm di tích. Khách du lịch còn thiếu các sản phẩm nghe, nhìn hấp dẫn, các sản phẩm du lịch chưa cung cấp phong phú kiến thức văn hóa truyền thống, con người Việt Nam.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, nếu so với tiềm năng, lợi thế, các giá trị văn hóa to lớn của đất nước thì việc phát triển du lịch văn hóa vẫn hạn chế. Đặc biệt là các sản phẩm về công nghiệp văn hóa chưa phát triển nhiều để phục vụ cho nhu cầu du lịch. Trong nhiều năm, du lịch Việt Nam được cho là rất thiếu các sản phẩm du lịch tương tác và trình diễn văn hóa, thiếu các công trình văn hóa nghệ thuật, các trung tâm văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách. Vì vậy, các địa phương cần ban hành kế hoạch triển khai cụ thể trên cơ sở thế mạnh di sản văn hóa của mình; cần ưu tiên phát triển sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó Nhà nước cần có chính sách cụ thể về hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa trong các lĩnh vực: Cải thiện cơ sở hạ tầng; bảo tồn di sản; phát triển bản sắc văn hóa vùng; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất du lịch.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển du lịch văn hóa; xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Chú trọng đào tạo nhân lực cho du lịch văn hóa; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, tình nguyện viên du lịch văn hóa để cung cấp cho khách du lịch thông tin về truyền thống văn hóa, lịch sử, lễ hội,... của khu vực. Đẩy mạnh truyền thông và xúc tiến du lịch văn hóa.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.