Mỹ chi cả núi tiền sản xuất kho vũ khí hạt nhân mới

(Ngày Nay) - Không lực Mỹ hôm 21/8 đã trao hợp đồng về việc thay thế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của quốc gia cho Boeing và Northrop Grumman Corp.
Mỹ chi cả núi tiền sản xuất kho vũ khí hạt nhân mới

Hợp đồng này được xem là một phần của kế hoạch cải tổ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ với chi phí hàng chục tỷ đô la.

Không quân Mỹ cho biết, họ đã trao cho Boeing 349 triệu USD hợp đồng và Northrop Grumman 329 triệu USD để nâng cao công nghệ cần thiết nhằm thay thế tên lửa Minuteman III đã cũ kĩ. Không quân muốn công việc được hoàn thành vào tháng 8/2020.

Mỹ chi cả núi tiền sản xuất kho vũ khí hạt nhân mới ảnh 1Tên lửa Minuteman III 

Boeing và Northrop Grumman sẽ tranh giành lợi ích lớn hơn nhiều vào năm 2020, khi Không quân Mỹ sẽ chỉ chọn một công ty duy nhất cho công việc chế tạo, thiết kế và thiết kế hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của quốc gia.

Năm ngoái, Không quân Mỹ ước tính rằng sẽ mất 62,3 tỷ đô la để thay thế tên lửa Minuteman III. Văn phòng đánh giá chương trình của Lầu Năm Góc mới đây đã ước tính rằng con số đó có thể vượt quá 85 tỷ USD.

Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu thay thế tên lửa Minuteman III mặt đất và các tên lửa hành trình hạt nhân phóng bằng không khí, trong đó đòi hỏi phải xây dựng lại kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Các quan chức Lầu Năm góc cho hay Minuteman III có thể không đánh bại các hệ thống phòng không được dự đoán sẽ tồn tại vào năm 2030 và hơn thế nữa. Tuy nhiên, những người ủng hộ kiểm soát vũ trang nói rằng Không quân có thể tiết kiệm hàng tỷ USD bằng cách kéo dài thời gian sử dụng của tên lửa hiện tại thay vì xây dựng một hệ thống mới.

Cả Boeing và Northrop Grumman đã tham gia vào chương trình ICBM trong nhiều thập kỷ.

Boeing có trụ sở tại Chicago đã chế tạo các tên lửa tầm xa cho Bộ Quốc phòng kể từ Minuteman I vào những năm 1960. Trong khi đó, Northrop Grumman, có trụ sở tại Falls Church, Virginia, đã góp phần vào việc tích hợp công nghệ vào các hệ thống ICBM.

Theo Reuters

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.