Động thái này được cho là sẽ áp dụng Đạo luật Helms-Burton năm 1996, bao gồm một điều khoản, nếu được kích hoạt, sẽ cho phép người Mỹ gốc Cuba có quốc tịch Mỹ kiện các tập đoàn và cá nhân nước ngoài về tài sản bị chính phủ Cuba tịch thu.
Ở chiều ngược lại, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đã chỉ trích quyết định này của Nhà Trắng là "tống tiền chính trị" và "một sự xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong khi đó cáo buộc Cuba đã góp phần gây leo thang căng thẳng của cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Venezuela.
Cuba, cùng với Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác, đã từ chối tuân theo lời kêu gọi của Washington và công nhận nhà đối lập Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
Kể từ sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959, Mỹ đã liên tục gây sức ép nhắm vào chính quyền Havana bàng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này và đưa ra lệnh cấm vận thương mại.
Năm 2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama, đã công bố quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba, sau đó dỡ bỏ một số hạn chế đối với các quan hệ thương mại song phương. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2017, Tổng thống Trump đã bác bỏ chính sách của thời ông Obama và áp đặt những hạn chế mới đối với kinh tế, thương mại và du lịch hai nước.