Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Syria - ông James Jeffrey, nói hôm thứ Tư rằng Washington hy vọng Nga sẽ cho phép Israel ném bom các lực lượng quân sự của Iran trên lãnh thổ Syria, trong bối cảnh hệ thống S-300 đã được triển khai tại nước này.
"Nga đã được cho phép, tham khảo ý kiến của Israel, về các cuộc tấn công của nước này chống lại các mục tiêu của Iran bên trong Syria. Chúng tôi chắc chắn hy vọng rằng điều này sẽ được chấp thuận", ông Jeffrey phát biểu trong một cuộc họp báo.
Đầu tháng 10, Nga đã bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của mình cho Syria sau sự cố một chiếc máy bay IL-20 của Nga bị bắn hạ bởi tên lửa S-200 của Syria.
Iran là một đồng minh quan trọng khác của Tổng thống Syria Bashar Assad, ngoài Nga. Tuy nhiên, Israel coi phía Tehran là kẻ thù số một của mình và thề sẽ chống lại việc quân đội Iran đang xây dựng cơ sở ở biên giới Syria-Israel.
"Israel có lợi ích sống còn trong việc ngăn chặn Iran triển khai các hệ thống vũ khí tầm xa bên trong Syria nhằm chống lại Israel. Chúng tôi hiểu được mối quan tâm hiện tại và ủng hộ Israel", vị quan chức Mỹ khẳng định.
Sự cố IL-20 đã nhấn mạnh những rủi ro liên quan đến việc có nhiều lực lượng quân sự trong một vùng chiến sự.
"Nỗ lực ngay tức khắc của chúng tôi là cố gắng làm giảm tình hình và sau đó chuyển sang một giải pháp dài hạn," ông Jeffrey nói.
Theo Đặc phái viên, Mỹ hướng đến việc chuyển sang một giải pháp chính trị về cuộc xung đột Syria và đảm bảo rằng tất cả quân đội nước ngoài rút khỏi Syria, trừ nước Nga.
"Người Nga đã từng ở đó trước đây, sẽ không thực sự rút lui, nhưng chúng ta có bốn lực lượng quân sự nước ngoài khác - gồm có Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Mỹ - tất cả đều đang hoạt động bên trong Syria. Đó là một tình huống nguy hiểm", ông Jeffrey cho biết.
Cho đến nay, Tehran đã tuyên bố sẽ ở lại Syria miễn là Tổng thống Bashar al-Assad muốn Iran giúp đỡ.
Đầu tháng 6, ông Assad nhấn mạnh rằng mình đã mời quân đội đồng minh vào đất nước của mình và sẽ không bao giờ yêu cầu họ rời đi, như Mỹ và Israel đang đòi hỏi, thậm chí là một phần của bất kỳ giải pháp hòa bình nào.
Thổ Nhĩ Kỳ, mặt khác, đã tổ chức hai cuộc tấn công vào miền bắc Syria từ năm 2016, nhằm mục đích kiềm chế lực lượng người Kurd hiện nhận sự hỗ trợ của liên quân Mỹ.
Theo Sputnik