Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump sẽ không tiết lộ toàn bộ hồ sơ về vụ ám sát cựu Tổng thống John F. Kennedy, sau những khuyến nghị phút chót của các cơ quan an ninh quốc gia.
2.800 hồ sơ sẽ được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ công bố và các tài liệu còn lại vẫn là bí mật trong thời gian này. Việc giữ lại một số tài liệu bí mật có thể tiếp tục làm dấy lên nhiều giả thuyết nghi ngờ về kết luận chính thức về vụ giết người, cho rằng chính phủ đang che giấu sự thật đằng sau cái chết của cựu Tổng thống Kennedy.
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy |
Các quan chức cấp cao từ chối thảo luận về nội dung của các hồ sơ sắp được công bố, trong đó có việc liệu các hồ sơ này có đề cập bằng chứng về âm mưu ám sát hay không.
Các chuyên gia nghiên cứu về vụ ám sát Kennedy nhận định rằng các hồ sơ sẽ không mang lại chi tiết mới đáng kể nào về nguyên nhân khiến Lee Harvey Oswald bắn vào tổng thống ngày 22/11/1963.
Họ cũng cho rằng những tài liệu cuối cùng về vụ ám sát sẽ không đóng góp gì nhiều trong việc đưa ra ánh sáng những thuyết âm mưu rằng là vị tổng thống 46 tuổi bị sát hại do mafia, Cuba hay các mật vụ Mỹ phản bội.
Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã ra lệnh giải mật tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc điều tra về cái chết của Tổng thống John F.cKennedy, ấn định hạn chót cho công việc này là ngày 26/10/2017.
Theo các chuyên gia, các tài liệu này mô tả nỗ lực của CIA và FBI trong việc xác định những cuộc tiếp xúc của Lee Harvey Oswald với các gián điệp Cuba và Liên Xô trong chuyến đi Mexico của Oswald hồi tháng 9/1963.
Trong suốt 54 năm, hàng nghìn cuốn sách, bài báo, chương trình truyền hình và phim ảnh đã khai thác giả thuyết vụ ám sát Kennedy như một âm mưu phức tạp. Tuy vậy, chưa ai thành công trong việc mang lại được bằng chứng cụ thể cho thấy Lee Harvey Oswald không hành động một mình.
Tổng hợp