Myanmar đối diện lệnh trừng phạt sau chính biến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà lãnh đạo phương Tây đã lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar chống lại chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi, cuộc chính biến này đã khiến hàng trăm nghìn người Myanmar tìm tới các mạng xã hội để thu hút sự chú ý của thế giới.
Myanmar đối diện lệnh trừng phạt sau chính biến

Vào đầu giờ ngày thứ Hai, quân đội Myanmar đã trao quyền lực cho Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing và áp đặt tình trạng khẩn cấp trong một năm, lập luận rằng kết quả cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm 2020 là gian lận.

Cuộc đảo chính này đã đập tan nỗ lực thiết lập nền dân chủ ở Myanmar, khiến dư luận quốc tế đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai bất ổn của một triệu người tị nạn Rohingya.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp vào thứ Ba, trong bối cảnh các lời kêu gọi phản ứng mạnh mẽ đối với việc giam giữ bà Suu Kyi và hàng chục đồng minh chính trị của nhà lãnh đạo dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết vụ đảo chính là một cuộc tấn công trực tiếp vào quá trình chuyển đổi dân chủ và pháp quyền của Myanmar.

“Mỹ đã gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Myanmar trong thập kỷ qua dựa trên sự tiến bộ đối với dân chủ. Việc đảo ngược tiến độ đó sẽ đòi hỏi phải xem xét ngay lập tức các luật trừng phạt và các cơ quan chức năng của chúng tôi, sau đó là hành động thích hợp”, ông Biden tuyên bố.

Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, người sắp nghỉ hưu, hứa sẽ có một cuộc bầu cử tự do và công bằng và bàn giao quyền lực cho bên chiến thắng, mà không đưa ra khung thời gian.

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, vốn đã giành được thắng lợi áp đảo với 83% trong cuộc bầu cử ngày 8/11, kêu gọi người dân phản đối việc quân đội tiếp quản chính quyền.

Sau khi tiến hành đảo chính, quân đội và cảnh sát chống bạo động đã được điều động tới các vị trí trọng yếu ở thủ đô Naypyitaw và thành phố Yangon. Kết nối điện thoại và internet liên tục bị gián đoạn.

Nhiều người ở Myanmar đã bày tỏ sự tức giận của họ trên mạng xã hội.

Dữ liệu trên Facebook cho thấy hơn 334.000 người đã sử dụng hashtag #SaveMyanmar nhằm phản đối cuộc đảo chính. Một số người dùng đã đổi ảnh đại diện thành màu đen để thể hiện sự đau buồn hoặc màu đỏ để ủng hộ đảng NLD.

“Chúng tôi với tư cách là công dân của Myanmar không đồng ý với động thái hiện tại và muốn yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức trung gian của LHQ và thế giới giúp đỡ đất nước của chúng tôi, các nhà lãnh đạo và người dân của chúng ta khỏi những hành động cay đắng này", theo một thông điệp được nhiều người Myanmar sử dụng.

Bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các nhà lãnh đạo đảng NLD khác đã bị bắt giữ vào đầu giờ sáng thứ Hai, phát ngôn viên của đảng NLD cho biết, ngoài ra còn có 45 người khác bị quân đội giam giữ.

Thế giới lên tiếng

Liên Hợp Quốc đã lên án cuộc đảo chính và kêu gọi trả tự do cho những người bị giam giữ và khôi phục nền dân chủ tại Myanmar. Liên minh châu Âu, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ là những quốc gia lớn đầu tiên lên tiếng ủng hộ chính quyền của bà Suu Kyi.

Trong cuộc chính biến lần này, quân đội đã cách chức 24 bộ trưởng và đưa ra 11 người thay thế để giám sát các cơ quan bao gồm Bộ Tài chính, Quốc phòng, Ngoại giao và Nội vụ.

Các ngân hàng Myanmar sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào thứ Ba sau một ngày "đóng băng" do đường truyền internet không ổn định.

Người dân Yangon đổ xô đi tích trữ vật tư. Các công ty nước ngoài từ công ty bán lẻ Nhật Bản Aeon đến công ty thương mại Hàn Quốc POSCO International và Telenor của Na Uy đang cố gắng đánh giá tình hình.

Bà Aung San Suu Kyi từng bị quân đội quản thúc tại gia trong vòng 15 năm trước khi trở lại chính trường Myanmar vào năm 2015.

Vị thế quốc tế của bà với tư cách là một biểu tượng nhân quyền đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi chính phủ Myanmar không ngăn chặn được việc trục xuất hàng trăm nghìn người Rohingya vào năm 2017 và bảo vệ quân đội trước các cáo buộc diệt chủng. Tuy nhiên bà Suu Kyi vẫn cực kỳ nổi tiếng ở quê nhà và được tôn kính vì là con gái của anh hùng dân tộc Aung San.

Theo Reuters
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.