Nam Phi có ngôn ngữ chính thức thứ 12

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quốc hội Nam Phi nhất trí thông qua dự luật đưa ngôn ngữ ký hiệu trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 12 của quốc gia, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hơn 4 triệu người khiếm thính của đất nước.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sau quá trình xem xét kéo dài 1 năm, Quốc hội Nam Phi mới đây đã thông qua dự luật sẽ đưa ngôn ngữ ký hiệu trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 12 tại nước này.

Tại phiên họp toàn thể ngày 2/5, Quốc hội Nam Phi nhất trí thông qua dự luật trên và đây cũng là một sửa đổi đối với phần 6 của Hiến pháp, quy định Ngôn ngữ ký hiệu Nam Phi (SASL) làm ngôn ngữ chính thức nhằm thúc đẩy quyền của những người khiếm thính.

Tuy nhiên, dự luật này vẫn cần được chuyển tới Hội đồng quốc gia của các tỉnh (Thượng viện) để được đồng ý và sau đó được chuyển tới Tổng thống Cyril Ramaphosa để ký ban hành thành luật.

Từ năm 1994 đến nay, Hiến pháp Nam Phi quy định 11 ngôn ngữ chính thức bao gồm Sepedi, Sesotho, Setswana, siSwati, Tshivenda, Xitsonga, Afrikaans, tiếng Anh, isiNdebele, isiXhosa và isiZulu.

Năm ngoái, Bộ Tư pháp và Dịch vụ cải huấn nước này đã bàn thảo về dự luật liên quan đến ngôn ngữ ký hiệu để các thành viên của Quốc hội phê duyệt.

Tuyên bố của Quốc hội Nam Phi nhấn mạnh: “Về cơ bản, bản sửa đổi phần 6 của Hiến pháp tìm cách thúc đẩy sự chấp nhận văn hóa của SASL), nền văn hóa của người khiếm thính; đảm bảo việc thực hiện các quyền của người khiếm thính và người khiếm thính được bảo vệ cũng như hưởng lợi bình đẳng trước pháp luật và nhân phẩm; cũng như thúc đẩy bình đẳng toàn diện và thực chất, đồng thời ngăn chặn hoặc xóa bỏ sự phân biệt đối xử không công bằng vì lý do khuyết tật.”

Người phát ngôn của Quốc hội Nam Phi Moloto Mothapo cho biết Ủy ban tư pháp đã nhận được 58 văn bản đệ trình từ các cá nhân và tổ chức, hầu hết đều ủng hộ dự luật.

Về phần mình, Giám đốc Hội người khiếm thính Nam Phi DeafSA của tỉnh Western Cape, Jabaar Mohamed đã hoan nghênh trước quyết định trên, nhấn mạnh bước đi này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho trẻ em khiếm thính, phụ nữ và cộng đồng người khiếm thính trên toàn quốc.

Thừa nhận ban đầu việc áp dụng SASL làm ngôn ngữ chính thức sẽ có những thách thức, ông Mohamed kêu gọi mọi người dân tôn trọng và hiểu SASL cũng như văn hóa của người khiếm thính.

Tại Nam Phi, có hơn 4 triệu người khiếm thính và nước này là quốc gia thứ 14 trên thế giới đưa SASL làm ngôn ngữ chính thức.

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.