"Chúng ta phải giải quyết vấn đề khủng bố, mà ngày nay đã trở nên nghiêm trọng đối với các nước châu Phi. Sau thất bại ở Syria và Iraq, một số tay súng đã lên đường tới Sahel và xa hơn về phía nam. Kết quả là, những tên này đã quy thuận dưới trướng IS, al-Qaeda và Boko Haram, những kẻ cam kết trung thành với tổ chức IS đang nổi lên tại các vùng lãnh thổ rộng lớn", ông Venediktov nói.
Phía Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại các nhóm khủng bố ở Syria vào tháng 9 năm 2015 theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. Vào ngày 11/12 năm 2017, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh rút một phần đáng kể quân đội Nga khỏi nước này, một tuần sau khi ông tuyên bố rằng nhóm khủng bố IS đã bị đánh bại ở Syria.
Tuy nhiên, các quân nhân Nga vẫn ở lại căn cứ hải quân Nga tại căn cứ không quân Tartus và Hmeimim để tiếp tục giúp duy trì an ninh khu vực.
Năm 2016, IS tuyên bố sự hiện diện của mình tại Libya. Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã ước tính có khoảng 2.000 đến 3.000 phần tử khủng bố tại nước này.
Libya đã bị kìm kẹp bởi xung đột kể từ năm 2011, khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và giết chết. Vùng lãnh thổ phía đông của nước này hiện nằm dưới sự kiểm soát bởi quốc hội, với trụ sở tại thành phố Tobruk.
Quốc hội Lybia nhận được sự hỗ trợ của quân đội Libya. Đồng thời, Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, đứng đầu là Thủ tướng Fayez Sarraj, hoạt động tại vùng lãnh thổ phía tây và có trụ sở tại Tripoli.
Với việc lãnh thổ bị chia rẽ và kiểm soát bởi các phe phái khác nhau, sự nổi lên của các nhóm phiến quân và tổ chức khủng bố IS là điều hiển nhiên.
Tình hình an ninh cũng đã xấu đi ở Nigeria do nhiều xung đột nội bộ và các hoạt động của tổ chức khủng bố Boko Haram, liên kết với tổ chức khủng bố IS.
Các phần tử cực đoan này đã giết chết hàng nghìn người và khiến người dân nước này phải di tản hàng loạt khỏi các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Boko Haram.