Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thu thập các mảnh vỡ của máy bay SU-25 tại Idlib

(Ngày Nay) - Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giúp thu gom các mảnh vỡ của máy bay Su-25 của Nga bị các phần tử khủng bố ở tỉnh Idlib bắn rơi vào hôm 3/2.
Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thu thập các mảnh vỡ của máy bay SU-25 tại Idlib

Bộ Quốc phòng Nga đã gửi một yêu cầu tới phía Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị hỗ trợ thu thập tất cả các mảnh vỡ của máy bay tấn công Su-25 của Nga bị khủng bố bắn rơi bởi súng cối phòng không (MANPADS) trong không phận xung quanh tỉnh Idlib ở Syria hôm 3/2.

Bộ này lưu ý rằng các chuyên gia của họ "đặc biệt quan tâm đến những gì còn sót lại của động cơ máy bay SU-25 nhằm xác định chính xác loại vũ khí được sử dụng để bắn rơi máy bay, địa điểm sản xuất và các kênh cung cấp vũ khí này tại Syria."

Máy bay tấn công Su-25 của Nga đã bị bắn rơi bởi một tên lửa đất đối không vác vai (MANPADS) trong khu vực do nhóm khủng bố Jabhat Fatah al-Sham (trước đây là Jabhat al-Nusra) kiểm soát tại tỉnh Idlib của Syria. Viên phi công đã nhảy dù khỏi máy bay nhưng sau đó đã đụng độ với nhóm khủng bố và tự tử bằng một quả lựu đạn.

Nhóm khủng bố Tahrir al-Sham, chi nhánh tổ chức al-Qaeda tại Syria, đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Sau khi chiếc máy bay bị bắn rơi, lực lượng không quân Nga đã phát động một đợt không kích có độ chính xác cao tại khu vực nơi quả tên lửa phòng không bắn trúng máy bay, giết chết hơn 30 tên khủng bố.

Yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng các điểm quan sát tại tỉnh Idlib theo một thỏa thuận giám sát lệnh ngừng bắn với Nga và Iran.

Theo Sputnik

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.