Ngày Khoan dung Quốc tế 16/11

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày Khoan dung Quốc tế 16/11 được UNESCO chính thức kỷ niệm kể từ năm 1995, với ý nghĩa nâng cao nhận thức cộng đồng về những nguy cơ của việc thiếu lòng bao dung giữa người với người, giữa các quốc gia, các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau. UNESCO kêu gọi các quốc gia công nhận thực tế: dù con người khác nhau về ngoại hình, địa vị, cách ứng xử và hệ giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình với nguyên bản sắc của mình. 
"Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử". Bức tranh khảm "Golden Rules" (Quy tắc vàng), dựa trên bức tranh của nghệ sĩ Mỹ Norman Rockwell, được trưng bày tại UNHQ ở New York.
"Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử". Bức tranh khảm "Golden Rules" (Quy tắc vàng), dựa trên bức tranh của nghệ sĩ Mỹ Norman Rockwell, được trưng bày tại UNHQ ở New York.

Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các dân tộc

Liên hợp quốc (LHQ) cam kết tăng cường lòng khoan dung bằng cách thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các dân tộc. Mệnh lệnh này nằm ở cốt lõi của Hiến chương LHQ, cũng như Tuyên ngôn quốc tế về Nhân Quyền (1948), và có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan gia tăng, các cuộc xung đột liên tục được mở rộng, và đặc điểm chung của những vấn nạn này là coi thường mạng sống con người.

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập vào ngày 16/11/1995, các Quốc gia Thành viên của UNESCO đã thông qua Tuyên bố về Nguyên tắc Khoan dung. Qua đó, Tuyên bố khẳng định rằng lòng khoan dung là sự tôn trọng, đánh giá cao sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa trên thế giới, các hình thức thể hiện và cách làm người của tất cả chúng ta. Sự khoan dung thừa nhận các quyền con người phổ biến và các quyền tự do cơ bản của người khác. Con người vốn đa dạng; chỉ có lòng khoan dung mới có thể đảm bảo sự tồn tại của các cộng đồng hỗn hợp ở mọi khu vực trên thế giới.

Tuyên bố xác định lòng khoan dung không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, mà còn là yêu cầu chính trị và pháp lý đối với các cá nhân, nhóm và Quốc gia, nhấn mạnh rằng các Quốc gia nên soạn thảo luật mới khi cần thiết để đảm bảo sự bình đẳng trong đối xử và cơ hội cho tất cả các nhóm và cá nhân trong xã hội.

Giáo dục về lòng khoan dung nên nhằm mục đích chống lại những ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến sự sợ hãi và phân biệt đối xử với người khác, phải giúp lớp trẻ phát triển năng lực phán đoán độc lập, tư duy phản biện và lý luận đạo đức. Sự đa dạng của nhiều tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và sắc tộc trên thế giới không phải là lý do cho xung đột, mà là một kho tàng làm phong phú cho toàn nhân loại.

Năm 1996, Đại hội đồng LHQ (theo nghị quyết 51/95) đã mời các nước thành viên cùng tổ chức Ngày Khoan dung Quốc tế vào ngày 16/11. Đại diện của 185 quốc gia đã ký vào bản Tuyên bố đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO, theo đó cam kết "Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người".

Hành động này được tiếp nối vào Năm Liên hợp quốc về lòng Khoan dung, 1995, do Đại hội đồng LHQ công bố năm 1993 theo sáng kiến ​​của UNESCO, như được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc về Khoan dung và Kế hoạch hành động tiếp theo trong năm.

Ngày Khoan dung Quốc tế 16/11 ảnh 1

Dàn hợp xướng biểu diễn trong sự kiện cấp cao tại Liên Hợp Quốc năm 2019. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại, và cùng với các môn nghệ thuật khác, có thể là cầu nối hướng tới lòng khoan dung. Ảnh: Manuel Elías

Làm thế nào có thể chống lại sự không khoan dung?

Luật pháp: Các chính phủ chịu trách nhiệm thực thi luật nhân quyền, cấm và trừng phạt tội ác thù hận và phân biệt đối xử; đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng trong việc giải quyết tranh chấp.

Giáo dục: Pháp luật là cần thiết nhưng không đủ để chống lại sự không khoan dung, cần phải chú trọng hơn đến việc giáo dục nhiều hơn và tốt hơn.

Tiếp cận thông tin: Cách hiệu quả nhất để hạn chế ảnh hưởng của những tư tưởng thù ghét là thúc đẩy tự do báo chí và đa nguyên báo chí, để cho phép công chúng phân biệt giữa sự thật và thông tin sai lệch.

Nhận thức cá nhân: các cá nhân cần nhận thức được mối liên hệ giữa hành vi của mình và vòng luẩn quẩn của sự ngờ vực và bạo lực trong xã hội.

Các giải pháp cục bộ: Khi đối mặt với tình trạng leo thang của sự không khoan dung xung quanh chúng ta, không nên chỉ chờ đợi các chính phủ và các tổ chức hành động giải quyết vấn đề. Tất cả chúng ta đều là một phần của giải pháp.

Giải thưởng UNESCO-Madanjeet Singh cho việc thúc đẩy khoan dung và không bạo lực

Năm 1995, để đánh dấu Năm Khoan dung của LHQ và kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Mahatma Gandhi - nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ, UNESCO đã thiết lập một giải thưởng cho việc cổ vũ lòng khoan dung và bất bạo động. Giải thưởng UNESCO-Madanjeet Singh cho việc thúc đẩy khoan dung và Không bạo lực trao thưởng được trao cho các hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn hóa hoặc truyền thông nhằm thúc đẩy tinh thần khoan dung và không bạo lực.

Giải thưởng được trao hai năm một lần vào Ngày Khoan dung Quốc tế. Giải thưởng có thể được trao cho các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, những người có đóng góp đặc biệt và hiệu quả trong việc thúc đẩy khoan dung và không bạo lực.

Liên hợp quốc đã đăng tải trên trang mạng xã hội facebook lời kêu gọi sử dụng hashtag #StandUp4HumanRights (Hành động vì nhân quyền) vào ngày Khoan dung quốc tế #Toleranceday cũng như vào những ngày khác, để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy lòng khoan dung, tôn trọng sự đa dạng, và những giá trị mang mọi người lại gần nhau, khiến tất cả chúng ta mạnh mẽ hơn.

Theo United Nations
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.