Nghệ sĩ gốc Ukraine Stanislava Pinchuk ra mắt tác phẩm về người tị nạn tại triển lãm đương đại Úc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại triển lãm Adelaide Biennial năm nay, Stanislava Pinchuk đã mang đến tác phẩm "The Wine Dark Sea" (tạm dịch: Biển rượu tối), bao gồm loạt đá cẩm thạch chạm khắc những dòng thơ Odyssey (thơ kể chuyện của Homer) cùng các tài liệu bị rò rỉ về các trại giam giữ người tị nạn ngoài khơi của Úc. Tác phẩm nghệ thuật của Stanislava khắc họa sâu sắc hành trình đầy hỗn loạn của những người bị buộc phải rời khỏi mái ấm của mình. 
Adelaide Biennial được tổ chức hai năm một lần, dành riêng cho việc triển lãm các nghệ thuật đương đại của Úc.
Adelaide Biennial được tổ chức hai năm một lần, dành riêng cho việc triển lãm các nghệ thuật đương đại của Úc.

Kể từ khi Nga nổ súng ở Ukraine hồi tháng trước, nghệ sĩ người Úc gốc Ukraine Stanislava Pinchuk đã rơi nhiều nước mắt. Cô chia sẻ, những hành động tàn bạo như vụ tấn công bằng tên lửa hành trình vào Quảng trường Tự do ở quê nhà Kharkiv là “không thể tưởng tượng được”.

Với tác phẩm "The Wine Dark Sea" lần này tại Adelaide Biennial, Stanislava Pinchuk muốn liên kết những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và kết nối chúng với hiện tại. Hai văn bản được viết trên những tác phẩm đá có niên đại cách nhau hàng thiên niên kỷ: Bài thơ sử thi "The Odyssey" của Homer và Tài liệu Nauru, đã bị rò rỉ trên phương tiện truyền thông vào năm 2016. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết các tài liệu tố giác đã “vẽ nên một bức tranh tồi tệ về Các hoạt động giam giữ người tị nạn ngoài khơi của Úc trên đảo Nauru ở Thái Bình Dương”.

Nghệ sĩ gốc Ukraine Stanislava Pinchuk ra mắt tác phẩm về người tị nạn tại triển lãm đương đại Úc ảnh 1

The Odyssey là một bản anh hùng ca của nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer. Nhiều khả năng được sáng tác vào cuối thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, đây là tác phẩm lâu đời thứ hai trong văn học phương Tây. Odyssey kể lại cuộc hành trình trở về quê hương của Ulysses sau chiến thắng chiếm đánh thành Tơroa kéo dài 10 năm.

Các dòng chữ chạm khắc trên những khối và cột đá cẩm thạch di động được lấy đan xen từ cả hai nguồn, biểu hiện cuộc hành trình gian khổ của những người tị nạn. Các khối cẩm thạch có thể xếp chồng lên nhau và có thể được sắp xếp theo một thứ tự khác nhau mỗi khi trưng bày. Đối với Pinchuk, điều này gợi lại truyền thống - theo đó du khách sắp xếp lại các viên đá ở nơi được cho là mộ của Homer trên đảo Ios của Hy Lạp.

"The Wine Dark Sea là một bức thư tình gửi đến Homer và Odyssey. Về mặt nào đó, Odyssey là tất cả chúng ta", Pinchuk nói. "Tôi hy vọng tác phẩm có tính phổ quát nhất định. Đây có thể là tác phẩm về Manus/Nauru [các trung tâm giam giữ ngoài khơi của Úc], có thể là tác phẩm về Ukraine, về Syria, về Yemen, về Palestine, về Bosnia. Vô số nơi."

Sebastian Goldspink, người phụ trách của Adelaide Biennial, nói: "Tác phẩm của Stanislava nói về trải nghiệm chung của việc buộc phải rời khỏi mái ấm của mình trong tình trạng hỗn loạn," ông nói thêm, người Ukraine là những người kiên cường và Stanislava Pinchuk chính là một biểu tượng, “Cô ấy là một người cứng rắn."

Khi được hỏi liệu "The Wine Dark Sea" có tương đồng với cuộc tiến công của Nga và hoàn cảnh của người Ukraine hiện tại hay không, giám đốc Phòng trưng bày Nghệ thuật Nam Úc, Rhana Devenport cho biết: "Hoàn toàn có thể. Cô ấy luôn tập trung vào việc lên tiếng thay cho những người không thể, hoặc ít có khả năng được lắng nghe." Devenport cũng đưa ra nhận định "The Wine Dark Sea" là một tác phẩm đẹp và vô cùng tinh xảo.

Triển lãm Adelaide Biennial sẽ được kéo dài đến hết ngày 5/6 tại Art Gallery, Nam Úc.

Nghệ sĩ gốc Ukraine Stanislava Pinchuk ra mắt tác phẩm về người tị nạn tại triển lãm đương đại Úc ảnh 2

Stanislava Pinchuk (sn 1988), sinh ra ở Ukraine, cô chuyển đến Melbourne (Úc) từ năm 9 tuổi và lớn lên tại đây. Pinchuk hiện sống ở Sarajevo, thủ đô và thành phố lớn nhất của Bosna và Hercegovina.

Cô đã trở lại quê hương Ukraine nhiều lần trong tám năm qua để hoàn thành các tác phẩm nghệ thuật của mình, bao gồm việc lập bản đồ dữ liệu tỉ mỉ của Maidan Nezalezhnosti, quảng trường chính ở thủ đô Kyiv, Ukraine. Vào năm 2013-14, Maidan là tâm điểm của một cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ phổ biến trong đó hơn 100 công dân đã mất mạng.

Theo The Art Newspaper
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).